Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả ông của em (6 mẫu) Lập dàn ý tả ông nội, ông ngoại lớp 5 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lập dàn ý tả ông của em gồm 6 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng triển khai thành bài văn tả ông của em, tả người ông đáng kính, tả ông nội, tả ông ngoại thật hay.

Tả ông

Sau khi lập được dàn ý tả ông, các em sẽ dựa vào đó để triển khai thành các ý vô cùng dễ dàng, đầy đủ những ý quan trọng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Dàn ý Tả người thân để có thêm vốn từ, viết bài văn tả người thật hay nhé.

Lập dàn ý tả ông lớp 5

a) Mở bài: Giới thiệu về người ông đáng kính của em.

b) Thân bài:

– Miêu tả khái quát về ông:

  • Ông của em năm nay bao nhiêu tuổi? Còn khỏe mạnh và minh mẫn không?
  • Khi còn trẻ, công việc của ông là gì? Bây giờ ông đã nghỉ hẳn hay vẫn còn làm việc vào một số ngày?
  • Dáng vẻ của ông khi đi lại có gì khác lúc còn trẻ? Có còn nhanh nhẹn, linh hoạt không?

– Miêu tả chi tiết ngoại hình của ông:

  • Làn da của ông có màu sắc, đặc điểm gì?
  • Khuôn mặt của ông với đôi mắt, cái múi, nụ cười có đặc điểm ra sao? Những đặc điểm ấy khác trước đây như thế nào?
  • Mái tóc của ông mỏng hay dày? Có dấu hiệu bị hói không? Màu sắc của mái tóc ra sao?
  • Ông có chú ý đến ngoại hình của mình không? Hằng ngày ông mặc gì khi ở nhà? Lúc ra ngoài thì ông mặc trang phục gì?
  • Bàn tay của ông có đặc điểm gì? Khi cầm, nắm tay ông, được ông xoa đầu, bế thì em có cảm xúc gì?

– Miêu tả tính cách, thói quen, hoạt động của ông:

  • Ông là người có tính cách như thế nào? Tính cách đó được thể hiện qua các hành động, lời nói như thế nào?
  • Ông của em thường làm gì mỗi ngày? Ông thích làm việc gì nhất? Khi được làm điều mình yêu thích, ông có cảm xúc ra sao?
  • Ông thường làm gì cùng với em? Những điều đó giúp em như thế nào? Ông đã chia sẻ với em những gì và dạy cho em những điều hay, lẽ phải nào?
  • Người thân, làng xóm có yêu quý ông của em không? Vì sao?
Tham khảo thêm:   Bài thu hoạch thăng hạng giáo viên Mầm non hạng II (3 mẫu) Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho ông của mình.

Dàn ý bài văn tả ông em

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả đối với em người gần gũi với em nhất là ông. Ông dù chỉ một tiếng đơn sơ thế thôi nhưng rất thân thương với em ngay từ khi em bắt đầu tập nói. Hình ảnh ông luôn trong tâm trí của em.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng:

– Ông bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?(Ông năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Ông thường mặc áo ông ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

– Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

– Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

  • Mái tóc ngắn nhưng bạc phơ giống như những ông tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi ông cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
  • Đôi mắt ông còn rất sáng.
  • Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
  • Ông tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

  • Những thói quen và sở thích của ông: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng ông vẫn thích đi xe đạp, dạo bộ. Ông thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Ông thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
  • Mối quan hệ của ông với con cháu, hàng xóm…(Ông là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm ông cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến ông).

3. Kết bài: Tình cảm của em đối với ông.ông là người hiền lành thân thiện luôn luôn quan tâm tới chúng em. em rất thương ông vì vậy trong tâm trí em phải luôn nỗ lực học tập và làm nhiều việc tốt cho ông vui

Dàn ý tả người ông đáng kính

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về người ông của của em
  • Trong gia đình, em kính trọng và yêu quý tất cả mọi người. Những lúc ba mẹ đều bận rộn, em luôn có một “người cha thứ hai” cũng là một “người bạn thân nhất” của em ở bên cạnh – người ông mà em kính yêu nhất.

II. Thân bài

1. Ngoại hình của ông:

  • Năm nay ông đã gần đến tuổi bảy mươi nhưng ông vẫn còn rất nhanh nhẹn và minh mẫn lắm
  • Mái tóc ông đã bạc trắng như cước, tựa như ông bụt hiền từ trong câu chuyện có cô Tấm ở hiền gặp lành
  • Vầng trán cao rộng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, bên khóe mắt cũng có những vết chân chim, khi ông cười lại hiện lên thật rõ ràng.
  • Làn da ông sạm lại, có những nếp nhăn và những vết đồi mồi của thời gian đã hiện lên thật rõ
  • Đôi bàn tay ông đã chai sần vì cả tuổi trẻ vất vả chăm lo cho gia đình đông con
Tham khảo thêm:   Bài tập về Dấu gạch ngang Bài tập về Dấu gạch ngang lớp 4

2. Tính cách của ông:

  • Ông là một thầy giáo thời chiến, giờ đã về hưu
  • Ông thích chăm cây, mỗi ngày ông đều chăm bón, tưới nước cho vườn cây của mình
  • Ông rất cần mẫn, và nhiệt tình, có con cháu cần đến sự giúp đỡ, ông không bao giờ ngại ngần hay chối từ
  • Mỗi buổi chiều ông thường đánh cờ với những người bạn, nhìn ông khi ấy trầm tư như một vị tiên gia hiền từ và quắc thước
  • Đối với hàng xóm, ông rất tốt bụng và cởi mở nên ai cũng yêu kính ông

3. Kỉ niệm của em với ông

  • Ông hay dạy cho em những bài học về đạo đức về lễ nghi bằng những câu chuyện ngụ ngôn rất sinh động.
  • Thú vị nhất là những lúc ông kể cho em nghe về những câu chuyện thời còn chiến tranh với những người chiến sĩ giản dị mà lại kiên cường như những vị anh hùng trong truyền thuyết.
  • Ông hay giảng giải cho em nghe về ý nghĩa những loài cây, loài hoa trong vườn và những câu chuyện rất kì thú về chúng.
  • Ông chưa bao giờ trách mắng em, khi em làm sai, ông chỉ ôn tồn giảng giải. Khi em làm việc tốt hay đạt điểm cao, ông luôn tặng cho em những món quà nhỏ.

III. Kết bài

  • Nêu lên tình cảm của em dành cho ông.
  • Em rất biết ơn và kính trọng ông của em. Em muốn nói với ông rằng: Ông ơi, cháu yêu ông nhiều lắm, cháu mong ông sẽ mãi khỏe mạnh và ở bên cháu thật lâu.

Dàn ý tả ông nội

1. Mở bài

  • Trong gia đình người em gần gũi và quý mến nhất là ông nội.

2. Thân bài

* Tả hình dáng

  • Ông gần 80 tuổi, người ông hơi gầy nhưng còn nhanh nhẹn, trán cao, mắt còn tinh, răng rụng nhiều.
  • Ông ăn mặc giản dị, đọc sách báo mới đeo kính và đi bộ xa thường chống gậy.
  • Ông tuy đã già nhưng mỗi buổi sáng vẫn thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe hàng ngày.

* Tả tính tình cùng hành động:

  • Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương, thương yêu và chăm sóc chu đáo.
  • Ông thích chăm sóc cây cối và có thú vui là nuôi chim, những con chim của ông hót líu lo rất hay.
  • Ông luôn hòa nhã đôn hậu được mọi người trong làng rất yêu mến quý trọng.
  • Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.

3. Kết bài

  • Em yêu quý ông và mong ông khỏe mạnh để sống chung với con cháu.
  • Người ông luôn là tấm gương cho em luôn học hỏi và noi gương trong học tập, trong cuộc sống.
  • Sau này lớn lên dù có đi đâu thì trong tâm trí của cháu ông là người ông đáng mến, hiền hậu và luôn yêu thương cháu.
Tham khảo thêm:   Thông tư 93/2018/TT-BTC Thay đổi chính sách thuế đối với xe chuyển nhượng

Dàn ý tả ông ngoại

1. Mở bài

  • Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

2. Thân bài

* Tả hình dáng

  • Ông gần 80 tuổi, người ông hơi gầy nhưng còn nhanh nhẹn, trán cao, mắt còn tinh, răng rụng nhiều.
  • Ông ăn mặc giản dị, đọc sách báo mới đeo kính và đi bộ xa thường chống gậy.
  • Ông tuy đã già nhưng mỗi buổi sáng vẫn thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe hàng ngày.

* Tả tính tình cùng hành động:

  • Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương, thương yêu và chăm sóc chu đáo.
  • Ông thích chăm sóc cây cối và có thú vui là nuôi chim, những con chim của ông hót líu lo rất hay.
  • Ông luôn hoà nhã đôn hậu được mọi người trong làng rất yêu mến quý trọng.
  • Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.

3. Kết bài

  • Em yêu quý ông và mong ông khỏe mạnh để sống chung với con cháu.
  • Người ông luôn là tấm gương cho em luôn học hỏi và noi gương trong học tập, trong cuộc sống.
  • Sau này lớn lên dù có đi đâu thì trong tâm trí của cháu ông là người ông đáng mến, hiền hậu và luôn yêu thương cháu.

Dàn ý tả ông

1. Mở bài

– Giới thiệu ông nội hoặc ông ngoại của em.

2. Thân bài

a. Tả bao quát về ông của em

– Tuổi tác, dáng người, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc…

b. Tả tính tình

  • Tính tình ôn hòa, hiền hậu
  • Luôn yêu thương và chăm sóc con, cháu chu đáo…
  • Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.
  • Yêu thương mọi người
  • Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương…

c. Kỉ niệm của em với ông

Ông dạy bảo, chăm sóc em như thế nào?…

3. Kết bài

  • Em rất yêu quý và kính trọng ông, bà của mình
  • Em luôn mong ông (bà) của em mạnh khỏe để vây vầy bên con cháu
  • Ông (bà) sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả ông của em (6 mẫu) Lập dàn ý tả ông nội, ông ngoại lớp 5 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *