Lập dàn ý tả một người ở địa phương em sinh sống gồm 4 mẫu, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc, biết cách xây dựng dàn ý cho bài văn tả người thật chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng.
Với 4 Dàn ý Tả một người ở nơi em sinh sống, các em dễ dàng lập dàn ý tả chú công an phường, tả bác trưởng thôn, tả bà cụ bán hàng tạp hóa, để có thêm nhiều vốn từ, rèn kỹ năng viết bài văn tả người thật tốt. Mời các em cùng tải miễn phí:
Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,…)
Dàn ý Tả một người ở nơi em sinh sống
a) Mở bài: Giới thiệu người mà em muốn miêu tả.
b) Thân bài:
– Miêu tả khái quát về người đó:
- Người đó năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Khu vực mà người đó làm việc (em thường nhìn thấy) là ở đâu?
- Người đó có chiều cao, cân nặng như thế nào? Điều đó khiến vóc dáng của người đó có đặc điểm gì?
– Miêu tả ngoại hình của người đó (khi đang làm việc):
- Khuôn mặt (hình dáng khuôn mặt; đôi mắt, vầng trán, gò má, sống mũi, khuôn miệng; nụ cười)
- Mái tóc (độ dài, màu sắc, kiểu dáng, cách buộc/vuốt keo)
- Trang phục (đồng phục/thường phục, màu sắc, cũ/mới, dày/mỏng)
- Phụ kiện (mũ/nón, giày/dép/cao gót, túi xách/ba lô/ giỏ/ làn)
– Miêu tả hành động, tính cách của người đó (khi đang làm việc):
- Tính cách (khi làm việc: nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, cầu toàn, xởi lởi, hiền lành…)
- Hành động khi làm việc (tùy theo công việc của người đó)
- Hành động khi gặp em (vẫy tay chào, hỏi thăm, xoa đầu, khen ngợi…)
- Hành động khi rảnh rỗi (ngồi nghỉ, đọc sách, nghe đài, xem phim…)
– Ý nghĩa của người mà em miêu tả với cộng đồng: tùy theo từng công việc (bảo đảm trật tự đường phố, lan truyền thông tin đến mọi người…)
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình vừa miêu tả
Dàn ý tả chú công an phường
1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: chú công an phường (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?)
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
- Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ…), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.
- Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.
- Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.
b. Tả hoạt động, tính cách:
- Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.
- Chú hướng dẫn nhân dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.
- Chú vui vẻ hoà nhã với nhân dân, ân cần hướng dẫn nhân dân mọi thủ tục cần thiết.
- Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.
3. Kết luận:
- Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.
Dàn ý tả bác tổ trưởng dân phố
I. Mở bài:
- Giới thiệu về bác tổ trưởng tổ dân phố mà em biết
II. Thân bài:
– Miêu tả về ngoại hình của bác tổ trưởng dân phố.
- Dáng người, sức vóc.
- Dáng đi, điệu bộ.
- Khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười.
- Trang phục hàng ngày.
– Tả tính cách của bác tổ trưởng dân phố.
- Tính tình vui vẻ, hòa nhã với mọi người.
- Yêu quý trẻ con, hay giúp đỡ mọi người.
– Tả hoạt động của bác tổ trưởng dân phố.
- Hàng ngày bác đi dạo xung quanh kiểm tra tình hình an ninh, an toàn của tổ dân phố.
- Thông báo các thông tin của xã phường đến từng hộ gia đình.
III. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về bác tổ trưởng dân phố.
Dàn ý Tả bà cụ bán hàng tạp hoá
1. Mở bài: Giới thiệu người tả.
Bà cụ bán hàng tạp hoá ở gần nhà em. Thỉnh thoảng, em vẫn sang cửa hàng bán cụ mua hàng cho mẹ.
2. Thân bài
a) Tả hình dáng
Cụ bao nhiêu tuổi, còn khoẻ hay đã yếu, có những nét gì nổi bật về hình dáng. Những biểu hiện của tuổi già: mái tóc, nếp nhăn, da dẻ, dáng đi…
Bà cụ bán hàng năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Dáng người nhỏ nhắn. Nước da chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc điểm hoa râm. Khuôn mặt có những nếp nhăn hằn lên rất rõ. Mắt bà đã mờ, phải đeo kính khi bán hàng. Hàm răng vẫn còn chắc vì thỉnh thoảng thấy bà nhai trầu.
b) Tính tình
Lời nói, động tác bán hàng…
Thái độ đối với mọi người, đối với em.
(Tính tình bà đôn hậu, vui vẻ với mọi người. Mặc dù bà không còn nhanh nhẹn như trước nữa nhưng bà rất cẩn thận, bước đi chắc chắn. Ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách. Nhiều khi mẹ đi vắng, em cần mua một quyển vở hay một chiếc bút chì, bà đều vui vẻ bảo em: “Cháu cứ cầm về đi, khi nào mẹ về mang tiền đến cho bà cũng được”. Mặc dù cửa hàng của bà chỉ là cửa hàng tạp hoá nhỏ nhưng mọi người ở khu phố em đều đến đấy mua hàng cho bà. Một phần là để giúp bà, phần vì bà là người nhân hậu.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em với bà cụ bán hàng.
Em rất yêu quý và kính trọng bà, coi bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khoẻ mạnh, sống vui vẻ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả một người ở địa phương em sinh sống (4 mẫu) Lập dàn ý bài văn tả người lớp 5 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.