Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 5: Cấu tạo của bài văn tả người Giải bài tập trang 119 Tiếng Việt 5 tập 1 – Tuần 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cấu tạo của bài văn tả người trang 121 SGK Tiếng Việt 5 tập 1, giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách lập dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình.

Qua đó, các em dễ dàng lập dàn ý tả bố, tả mẹ, tả ông, tả bà để làm nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó. Đồng thời, thầy cô cũng có thể tham khảo để soạn giáo án Cấu tạo của bài văn tả người – Tuần 12 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều ý tưởng mới, chuẩn bị thật tốt cho tiếtTập làm văn lớp 5.

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 119, 120

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Hạng A Cháng

Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:

– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!

A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…

Tham khảo thêm:   Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 trường THPT Chuyên Phú Yên Đề thi vào lớp 10 môn Văn Chuyên 2024

Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

Theo Ma Văn Kháng

1. Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào?

2. Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật?

3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?

4. Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó?

5. Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người.

Trả lời:

1. Xác định đoạn mở bài: từ đầu… đến Đẹp quá!: Giới thiệu người định tả – Hạng A Cháng – bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khỏe đẹp của anh.

2. Ngoại hình của A Cháng có nhiều điểm nổi bật: ngực nở vòng cung, da như gỗ lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như trắc gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng như cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng em thấy A Cháng là người lao động rất khỏe khoắn, giỏi giang, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chú vào công việc.

4. Đoạn kết bài nằm ở câu văn cuối bài: Sức lực tràn trề… chân núi Tơ Bo.

Ý chính của đoạn: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Bài văn tả người thường có ba phần:

– Mở bài: Giới thiệu người định tả.

– Thân bài:

  • Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…)
  • Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…)

– Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 121

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em.

Trả lời:

Dàn ý tả ông nội

A. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người gần gũi và yêu thương em nhất.

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2018/TT-NHNN Quy định về cấp Giấy phép, tổ chức hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô

B. Thân bài:

* Ngoại hình:

  • Ông đã ngoài bảy mươi tuổi.
  • Dáng người cao và gầy.
  • Mái tóc bạc trắng, luôn chải gọn.
  • Khuôn mặt xương xương, có nhiều nếp nhăn.
  • Đôi mắt không còn tinh anh.
  • Hàm răng đã rụng đi mấy chiếc.
  • Cái miệng móm mém nhưng tươi vui.
  • Đôi bàn tay gầy, có vết đồi mồi.
  • Lòng bàn tay chai sần.

* Tính tình, hoạt động:

  • Giọng nói trầm, chậm rãi.
  • Đi lại còn nhanh nhẹn.
  • Thích làm những việc như trồng cây, đan lát.
  • Luôn quan tâm đến con cháu, ông mong em học giỏi để trở thành người có tài, có đức.
  • Ông thường kể chuyện ngụ ngôn cho em nghe, dạy em những điều hay lẽ phải.
  • Quan tâm đến bà con làng xóm.
  • Giúp đỡ những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn.

C. Kết bài:

  • Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà.
  • Ông đem lại niềm vui đầm ấm trong gia đình em.
  • Em rất thương ông và sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

Dàn ý tả mẹ của em

I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ

  • Mẹ là người gần gũi với em nhất.
  • Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi.

II. Thân bài: Tả về mẹ

a) Tả hình dáng:

  • Dáng người tầm thước, thon gọn.
  • Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
  • Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

  • Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
  • Tính tình ôn hòa, nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
  • Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
  • Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.
Tham khảo thêm:   Quyết định số 1592/QĐ-TTG Về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

III. Kết bài

  • Mẹ luôn tận tụy, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.
  • Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Dàn ý tả người bố của em

I. Mở bài

Giới thiệu bố của em:

Gia đình em có bốn người là bố, mẹ, anh của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương nhau và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ em. Nhưng người mà em yêu thương nhất trong gia đình là bố – người dù rất yêu thương em nhưng không bao giờ ba nói ra. Bố luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no ấm.

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình bố của em

  • Bố em năm nay đã năm mươi tuổi.
  • Bố em có dáng người cao, gầy.
  • Bố thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, bố thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái.
  • Khuôn mặt bố rất góc cạnh, trông rất ốm.
  • Mái tóc bố có vài sợi bạc.
  • Đôi mắt của bố mỗi khi nhìn em rất hiền từ.
  • Vầng trán bố rất cao.
  • Mũi cao và thẳng.

2. Tả tính tình của bố

  • Bố rất yêu thương cả nhà.
  • Bố rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc.
  • Bố đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa.
  • Bố luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì.
  • Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người.

3. Tả hoạt động của bố

  • Ở nhà bố rất thích trồng cây và chăm sóc cây.
  • Công việc chính của bố là làm công nhân ở nhà máy.
  • Bố đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về bố:

  • Em yêu bố như thế nào?
  • Em hứa với bố sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.

>> Tham khảo: Dàn ý tả người thân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 5: Cấu tạo của bài văn tả người Giải bài tập trang 119 Tiếng Việt 5 tập 1 – Tuần 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *