Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 4: Tả cây cau (Dàn ý + 5 mẫu) Bài văn tả cây cối lớp 4 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 bài văn Tả cây cau ngắn gọn, kèm theo dàn ý chi tiết. Qua đó, giúp các em có thêm những thông tin hữu ích về cây cau, để có thêm nhiều vốn từ nhanh chóng hoàn thiện bài viết của mình.

Tả cây cau

Cây cau cũng chính là biểu tượng cho làng quê Việt Nam bình dị, thân thương. Cây cau có hình dáng như cây dừa, nhưng thân cao và nhỏ hơn rất nhiều. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều vốn từ, ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4.

Dàn ý Tả cây cau

I. Mở bài

  • Giới thiệu về cây cau định tả

II. Thân bài

  • Hình dáng của cây cau: cao đón nắng mặt trời
  • Thân cây cau: dài và rất thẳng
  • Tàu cau như tàu dừa
  • Hoa cau nhỏ xíu có màu trắng ngần
  • Quả cau: tròn, nhỏ, màu xanh và cứng
  • Quả cau thường được các ông, bà già cả dùng để ăn cùng lá giầu

III. Kết bài

  • Cảm nhận của em về cây cau

Tả cây cau – Mẫu 1

Cây cau thuộc họ cọ. Cau là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau. Trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh; có cây cau cao trên mươi mét. Tàu cau như tàu dừa, ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.

Hoa cau trắng ngần, hương đưa thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng; mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài, màu cọ, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ. Cau lưu niên ra hoa, kết trái quanh năm. Khi bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp.

Có cau phải có trầu. Dân gian gọi trầu, cau là tân lang. Tục ăn trầu của dân ta đã có từ lâu đời. Truyện cổ tích Trầu cau rất cảm động. Khách đến nhà theo phong tục cổ truyền, chủ nhà mời khách ăn trầu, nên mới có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bà Chúa thơ Nôm có bài thơ “Mời trầu”. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ có câu thơ:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta”
(Bạn đến chơi nhà)

Gái trai ngày xưa ướm duyên, tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ nhất định phải có buồng cau, chai rượu. So người ăn trầu ngày một ít đi, nhưng buồng cau trong lễ cưới hỏi không thể thiếu.

Cau được bổ làm bốn, làm sáu, phơi khô để ăn dần. Hạt cau là vị thuốc để diệt trừ giun, sán, tiêu đờm, khử độc.

Khi mua cau nên chọn buồng sai quả, quả tròn to xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị chát hơi đắng là cau ngon.

“Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tàu
Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay”
(Ca dao)

Câu hát của thôn nữ ngày xưa, hỏi ai trong chúng ta ngày nay còn nhớ?

Tả cây cau – Mẫu 2

Trong vườn nhà em thì có một hàng cau được trồng như để bao quanh bảo vệ vườn. Những cây cau cứ như thật là xanh mướt và thẳng tắp thật đẹp biết bao nhiêu.

Cây cau có hình dáng như cây dừa vậy, nhưng thân cao và nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng nếu để ý kỹ hơn thì ta như thấy được rằng chính cây cau lại có được một dáng thẳng hơn cây dừa. Ta như thấy được rằng chính quả cau bé tí ti xanh thẫm như đã lại kết thành từng chùm xinh xinh. Thế rồi ta như thấy được chính những tán lá của cây cau dài to nhưng những nhánh lá của cây lại nhỏ và dẹp lại nhìn thật ấn tượng biết bao nhiêu. Thế rồi khi quan sát kỹ hơn ta như thấy được chính phần thân cây trải một màu xám đục, và dường như cũng đã được phân thành từng đốt.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 5: Writing Soạn Anh 11 Kết nối tri thức trang 58, 59

Dễ dàng có thể nhận thấy được chính cây cau nhà bà em giờ đã là một cây cau cổ thụ và rủ những cành lá như những cái râu như cũng thật là già nua nhưng bộ mặt vẫn còn tươi sáng. Và khi mà và thời điểm tháng mười hai, sắp sửa sang xuân, thì cây cau sắp đến mùa trổ hoa. Và đặc biệt đó chính là sau xuân, đến hè buồng hoa cau to và sẽ kết thành từng chùm quả.

Nếu như chúng ta mà lại nói về lợi ích của cây cau thì thật là phong phú biết bao nhiêu. Chúng ta cũng như có thể cho các bà ăn những quả cau tươi hay ăn lá trầu không với miếng cau khô phết ít vôi, nó như sẽ tạo được vị đậm mà cay. Và bà em cũng hay ăn như vậy, bà em nói rằng ăn trầu là để đẹp da và cũng đỡ bị đau răng.

Em cũng rất rất yêu quý cây cau và em mong cây cau luôn tươi tốt đã làm cho khu vườn đẹp hơn. Và cũng bởi vì cây cau là người bạn tuyệt vời nhất của em.

Tả cây cau – Mẫu 3

Bà em rất hay nhai trầu nên trồng một cây cau trước nhà. Cây cau ấy đã gắn bó với bà từ rất lâu rồi.

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ, cau không phải là hiếm thấy nhưng cũng không nhiều lắm, vì thế nhìn thấy cây cau là nhìn thấy bao điều lý thú. Cau còn có một tên gọi rất hay khác là tân lang. Nó là loại thân gỗ trung bình, cao tới hai mươi mét. Từ dưới nhìn lên tưởng nó đã chạm tới bầu trời. Không chỉ cao, thân cây còn khá to, thẳng tuột. Cây cau đặc biệt ở chỗ, phần dưới thân cau phình to, mặc chiếc áo màu ghi hơi sần sùi nhưng phần trên thon thả hơn mặc áo màu xanh đậm. Lá cau ở tít trên cao, dài khoảng gần hai mét. Chiếc lá đẹp như lông đuôi của một chú công đang xòe ra làm điệu. Nhiều lá mọc dày đặc bên nhau, lùm lùm rậm rạp. Cây cau cũng nở hoa, hoa cau trắng và đẹp lắm. Nhất là những quả cau, khi còn nhỏ có màu xanh ánh vàng, nho nhỏ như quả trứng gà. Bên trong lớp vỏ xanh mỏng là cái hạt cỡ như hạt điều. Bà em hay lấy quả cau, bổ ra làm các lát mỏng cuộn trong lá trầu không, quệt chút vôi trắng, têm lại thành miếng trầu ngon lành. Cau, vôi, trầu quyện vào nhau làm răng và môi người ăn đỏ thẫm. Vị trầu nóng và hăng; cau có vị thơm nồng, hơi cay cay. Cây cau còn có nhiều tác dụng khác, hữu ích cho mọi người như mo cau làm quạt, lá cau khô để bà làm chổi quét sân rất sạch.

Cau thường được trồng trước sân nhà, vì thế ngồi ở trong nhìn ra, em cũng nhìn rõ được cây cau, nhìn mãi mà không thấy chán.

Tả cây cau – Mẫu 4

Cây cau được biết đến là loại cây nó thuộc họ cọ. Cau cũng chính là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau vậy.

Thế rồi ngay ở trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau nhà em như cứ mọc lên thật là cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh tròn nhỏ và thực tế lại có những cây cau cao trên mười mét. Dễ nhận thấy được nhất đó chính là tàu cau như tàu dừa, tàu cau dường như cũng đã rất ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.

Hoa cau nhìn nhỏ xíu nó lại có màu trắng ngần, hương đưa thoang thoảng biết bao nhiêu. Ở xa những cơn gió cũng mang có thể đưa đến và mùa hương của thoang thoảng và thanh khiết đến bao nhiêu. Thế rồi, ta như ấn tượng nhất đó chính là quả cau kết thành buồng. Ta như thấy được với mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Và những quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài nhìn có màu xanh khi già cũng chính vàng, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ quả. Còn đối với câu lưu niên lại ra hoa, kết trái quanh năm. Đặc biệt hơn khi ta bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp như có ai vẽ kỳ công mới có được những hoa văn đó.

Tham khảo thêm:   Viết thư tiếng Anh kể về thời gian rảnh của bạn (7 Mẫu) Nói về thời gian rảnh của bạn

Và cứ mỗi lần em đi học về nhìn thấy những hàng cau chạy dài thẳng tắp em lại nhớ về hàng cau quê nội. Thân cây câu như cũng thật tròn, nhỏ hơn cây dừa nhưng đổi lại cây cau được xếp vào hàng những loài cây cao nhất. Thế rồi ta như cũng thấy được chính thân cây chẳng có cành thay vào đó là những khía tròn quanh thân để người có thể trèo lên hái trái. Cây cau cũng lại có được những tàu lá cau xanh tốt xòe ra bốn phía như chiếc dù che mưa nắng cho thân.

Em rất thích những hàng cau này như giúp cho con ngõ nhà em như được điểm tô đẹp hơn với hai hàng cau xanh ngút ngàn thìn thật đẹp đẽ biết bao nhiêu.

Tả cây cau – Mẫu 5

Trôi dạt về làng quê Việt Nam, ta như đến với bầu không khí thanh bình mà yên ả – nơi có những đồng lúa chín vàng ươm màu nắng, có rặng tre xanh tỏa mát bên bờ sông. Đặc biệt, khi luồn lách qua từng con xóm nhỏ, ta luôn có thể bắt gặp hình ảnh cây cau dọc hay bên đường. Nó giản dị, đơn sơ mà làm bao người phải nhớ mãi. Chính vì cau có ở khắp làng quê nên giờ đây cau trở thành loài cây thân thuộc với đời sống người dân Việt Nam.

Là đứa con của người dân Việt Nam, không ai là không biết cau đã xuất hiện từ rất lâu đời. Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng cây cau xuất hiện là từ “Sự tích trầu cau” – một câu chuyện sâu sắc mà đầy tình cảm vì từ xưa, người dân Việt Nam luôn tin vào những câu chuyện huyền thoại. Nhưng thực ra cau có tên khoa học là Areca Catechu mà người ta gọi là tân lang hay binh lang. Cau được trồng nhiều ở các nước Thái Bình Dương và một số nước khác ở phía Đông châu Phi. Cây cau thuộc loài cây thân gỗ, cứng. Chính vì vậy, ở làng quê Việt Nam, cau có mặt rộng rãi ở mọi nơi.

Khác với các loài cây dân dã khác, cau có những đặc điểm rất nổi bật. Thân cây cao, khoảng chừng 12 – 15 mét với đường kính ước lượng từ 20 đến 30 cm. Không giống như dừa, cau có thân thon hơn, hình trụ tròn mọc thẳng đuột đến tận mây. Thân cau không hoàn toàn nhẵn bóng mà nó khoác trên mình chiếc áo xù xì, bạc phết ở phần gốc, xanh thẳm ở phần giữa và xanh non ở phần ngọn. Phía bên ngoài, thân cau được tạo bởi những chiếc nịt vòng tròn, thô nhám mà người ta gọi đó là khấc cau. Mỗi thân cau cũng phải có đến vài chục khấc như thế. Nhìn vào khấc thì người ta có thể biết được độ tuổi của cau, Chính những chiếc khấc ấy lại là dấu tích còn lại của những bẹ lá cau đã bức mình khỏi thân.

Đặc điểm để nhận biết cau dễ nhất đó là cây cau không bao giờ phân nhánh. Lên đến gần ngọn thì cây cau mới bắt đầu toả ra. Lá cau có màu xanh, mỗi lá cau được nối từ bẹ cau, ôm chặt lấy nhau và đối xứng ở quanh ngọn. Mỗi tàu lá cau dài từ 1.5 đến 1.7 mét, hình lông chim, có một sóng giữa và có lá chét mọc dài ở hai bên. Vào những đêm trăng rằm, cau lại ưỡn mình dưới ánh trăng mà soi bóng xuống mặt đất. Hầu như mỗi cây cau đều cho ta rất nhiều buồng. Mỗi buồng cau được bao bọc bởi một lớp nang và ẩn mình trong bẹ cau. Buồng cau khi trổ có màu trắng nhạt với những đốm nhỏ li ti mang hình vỏ trấu. Hương hoa cau có mùi thơm ngan ngát được gió mang theo tỏa ra khắp vườn. Để rồi lại có câu hát: “Hoa cau rụng trắng sân nhà em mà hương cau thơm ngát quanh vườn trầu” Mỗi buồng cau cho ra hàng trăm quả cau. Còn non thì quả có màu xanh ánh vàng nhưng khi đã trưởng thành và già thì kích thước của quả cau bằng cỡ quả trứng gà, xanh đậm hơn. Quả cau có hình nón, đáy phẳng, bên trong cau có hạt màu nâu lốm đốm. Rễ cau thuộc loại rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất đến vài chục mét, có khi nhô lên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Rage Of Demon King

Cau có khả năng tăng trưởng rất nhanh và rất dễ sinh sống ở mọi nơi trên nước ta. Thường thì người ta phải chăm sóc đến vài năm cau mới ra quả và cho trái được. Càng lớn, càng lên cao thì cau càng cho quả ít hơn vì có lẽ lúc đó cau đã già rồi.

Cau được chia ra nhiều loại nhưng thường thì ta chỉ biết đến cau kiểng và cau trồng vườn. Cau kiểng là cau dùng để làm cảnh, có thân thấp hơn và hoa cau thì không thơm. Quả cau cũng vậy, nhỏ hơn hoặc chỉ bằng hạt mít mà thôi. Khi chín thì có màu đỏ và được người ta dùng để làm thuốc. Ngoài ra còn có cau lửa, vỏ vàng, tròn và còn có quả cau vú heo thì nhỏ hơn nữa.

Đối với người dân Việt Nam thì quả cau là một món ăn quen thuộc. Nó có vị hăng và thường được bổ ra ăn kèm với trầu, vôi tạo nên cảm giác sảng khoái cho người ăn. Nhưng cũng có thể gây say cho những ai mới ăn lần đầu. Trong quả cau có chứa hoạt chất arcsin – một loại có thể dùng để tẩy giun và chữa bệnh cho ngựa mà người Ấn Độ vẫn thường dùng. Ngoài ra thân cau còn có thể dùng làm chiếc cầu khỉ để bắt ngang qua những con sông nhỏ. Tàu lá cau khi khô cũng có thể dùng để làm chổi cau quét rác rất thuận lợi. Ngày xưa, với người dân cau còn có thể dùng làm thuốc để nhuộm răng.

Đặc biệt trầu cùng với cau chiếm một vị trí quan trọng trong văn hoá của người Việt Nam. Đó là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Dường như từ lâu đời cau đã gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt. Chẳng những thế, cau còn có mặt trong các ngày xin tên hay cái giỗ kỵ ở mỗi gia đình. Chính vì ai cũng nghĩ cây cau là bước ra từ sự tích trầu cau nên chính cau cũng là mối xe duyên cho nhiều chàng trai, cô gái. Cau luôn có mặt ở những lễ cưới, lễ hỏi vì nó là tượng trưng cho tình cảm vợ chồng. Trong giao tiếp, cau cũng đóng vai trò hết sức cần thiết mà người ta nói là “Miếng trầu là đầu câu chuyện” mà trầu thì chẳng thể nào thiếu cau được. Chính vì vậy, cau đã góp phần làm nên mỹ tục đẹp cho người Việt, làm nên cảnh quan thanh bình ở chốn làng quê.

Với đời sống tâm hồn, cau đã gợi nên bao cảm hứng cho người nghệ sĩ để rồi lấy sự tích trầu cau để nhắc nhỡ về tình cảm yêu thương nhau:

“Thương nhau cau xấn bổ đôi
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm 10”

Ngoài ra cau còn làm nên cái tứ của thơ Hồ Xuân Hương:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”

Cau cũng đã từng gắn bó với một góc trời tuổi thơ của bao người. Chơi trò ú tim cũng dưới bóng cau, rồng rắn lên mây cũng chạy quanh dưới gốc cau. Cau không chỉ đi vào thơ mà cau còn đi vào nhạc hoạ với bài hát “Hoa cau vườn trầu” nổi tiếng.

Tất cả cây cối đều làm cho cuộc sống thêm hài hoà. Đặc biệt cau chính là biểu tượng cho sự thanh bình ở làng quê Việt Nam. Dù mai này có phải đi xa quê thì hình ảnh cây cau luôn hiện hữu trong lòng mỗi người con.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 4: Tả cây cau (Dàn ý + 5 mẫu) Bài văn tả cây cối lớp 4 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *