Bạn đang xem bài viết ✅ Tại sao ăn chè đậu đỏ Ngày Thất Tịch ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hiện nay giới trẻ thường truyền tai nhau rằng ăn đậu đỏ Ngày Lễ Thất Tịch (mùng 7 tháng 7 âm lịch) sẽ thoát “ế”. Vậy bạn đã biết ý nghĩa ngày lễ thất tịch và nó có nguồn gốc từ đâu không? Hãy theo dõi bài viết này để biết những thông tin về ngày lễ thất tịch 7/7 âm lịch.

Tại Việt Nam Ngày Lễ Thất Tịch thường rơi vào mùa mưa, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hay trùng tu lại nhà cửa. Vì vậy, mọi người thường tránh thi công vào ngày này để tránh những xui xẻo không đáng có. Nhiều người sợ nếu khởi công xây dựng nhà cửa vào ngày này thì gia đình sẽ ly tán. Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Nguồn gốc Ngày Lễ Thất Tịch

Lễ Thất Tịch theo văn hóa phương Đông được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Ngày lễ này được dựa trên câu truyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao Đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao

Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.

Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi. Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Ý nghĩa ngày Ngày Lễ Thất Tịch

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Thất Tịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7/7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Nữ oa tạo ra loài người Phân tích Nữ Oa tạo ra loài người

Ngày Lễ Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tại sao ăn chè đậu đỏ Ngày Thất Tịch của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *