Bạn đang xem bài viết ✅ Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán Ôn thi vào lớp 10 môn Toán ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán tóm tắt toàn bộ kiến thức cần nắm, các dạng bài toán thường gặp kèm theo một số bài tập thực hành.

Ôn thi vào lớp 10 môn Toán bao gồm đầy đủ lý thuyết và các dạng bài tập và phương pháp  trình bày rất khoa học, logic giúp người học dễ hình dung và hiểu rõ kiến thức. Tài liệu này thích hợp với cả các bạn thi vào lớp 10 các trường chuyên hay không chuyên trong cả nước. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm các dạng bài tập Toán 9 ôn thi vào lớp 10, bộ 45 đề thi vào lớp 10 môn Toán.

Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán

VẤN ĐỀ 1. RÚT GỌN BIỂU THỨC CÓ CHỨA CĂN

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

Bài toán 1.1 Cho biểu thức P=frac{x^{2}-sqrt{x}}{x+sqrt{x}+1}+frac{sqrt{x}-x}{sqrt{x}-1} với x geq 0, x neq 1.

a) Rút gọn biểu thức P

b) Tìm x khi P = 0

(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Nam Định năm 2011)

Lời giải.

Tham khảo thêm:   Nghị định 01/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ

a) Với x geq 0, x neq 1 ta có

begin{aligned}

P &=frac{sqrt{x}(x sqrt{x}-1)}{x+sqrt{x}+1}+frac{sqrt{x}(1-sqrt{x})}{sqrt{x}-1}=frac{sqrt{x}left[(sqrt{x})^{3}-1right]}{x+sqrt{x}+1}-frac{sqrt{x}(sqrt{x}-1)}{sqrt{x}-1} \

&=frac{sqrt{x}(sqrt{x}-1)(x+sqrt{x}+1)}{x+sqrt{x}+1}-sqrt{x}=sqrt{x}(sqrt{x}-1)-sqrt{x} \

&=x-sqrt{x}-sqrt{x}=x-2 sqrt{x} .

end{aligned}

Vậy với x geq 0, x neq 1 thì P=x-2 sqrt{x}.

b) Với x geq 0, x neq 1 ta có

P=0 Leftrightarrow x-2 sqrt{x}=0 Leftrightarrow sqrt{x}(sqrt{x}-2)=0 Leftrightarrowleft[begin{array} { l }

{ sqrt { x } = 0 } \

{ sqrt { x } - 2 = 0 }

end{array} Leftrightarrow left[begin{array} { l }

{ x = 0 } \

{ sqrt { x } = 2 }

end{array} Leftrightarrow left[begin{array}{l}

x=0 \

x=4

end{array}right.right.right.

Đối chiếu với điều kiện x geq 0, x neq 1 ta thấy hai giá trị này đều thỏa mãn.

Vậy với P=0 thì x=0, x=4.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI GIẢI TOÁN:

* Kĩ năng cũng như cách giải chung cho dạng toán như câu a

– Đặt điều kiện thích hợp, nếu đề bài đã nêu điều kiện xác định thì ta vẫn phải chỉ ra trong bài làm của mình như lời giải nêu trên.

– Đa phần các bài toán dạng này, chúng ta thường quy đồng mẫu, xong rồi tính toán rút gọn tử thức và sau đó xem tử thức và mẫu thức có thừa số chung nào hay không để rút gọn tiếp.

– Trong bài toán trên thì đã không quy đồng mẫu mà đơn giản biểu thức luôn.

– Khi làm ra kết quả cuối cùng, ta kết luận giống như trên.

* Đối với dạng toán như câu b

– Cách làm trên là điển hình, không bị trừ điểm.

– Ngoài câu hỏi tìm x như trên thì người ta có thể hỏi: cho x là một hằng số nào đó bắt rút gọn P, giải bất phương trình, tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất, tìm x để P có giá trị nguyên, chứng minh một bất đẳng thức. Nhưng thường thì người ta sẽ hỏi như sau: tìm x để P có giá trị nào đó (như ví dụ nêu trên), cho x nhận một giá trị cụ thể để tính P.

B. CÁC BÀI TOÁN RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho biểu thức P=frac{sqrt{a}+2}{sqrt{a}+3}-frac{5}{a+sqrt{a}-6}+frac{1}{2-sqrt{a}}

Tham khảo thêm:   TOP game thế giới mở hay nhất cho PC cấu hình thấp

a) Rút gọn P.

b) Tìm giá trị của a để P<1.

Bài 2: Cho biểu thức P=left(1-frac{sqrt{x}}{sqrt{x}+1}right):left(frac{sqrt{x}+3}{sqrt{x}-2}+frac{sqrt{x}+2}{3-sqrt{x}}+frac{sqrt{x}+2}{x-5 sqrt{x}+6}right)

a) Rút gọn P.

b) Tìm giá trị của x để P<0.

Bài 3: Cho biểu thức P=left(frac{sqrt{x}-1}{3 sqrt{x}-1}-frac{1}{3 sqrt{x}+1}+frac{8 sqrt{x}}{9 x-1}right):left(1-frac{3 sqrt{x}-2}{3 sqrt{x}+1}right)

a) Rút gọn P.

b) Tìm các giá trị của x để P = 6/5.

VẤN ĐỀ 2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

* Xét phương trình ax2 + bx + c = 0 với a # 0, biệt thức Δ = b2 – 4ac

Hệ thức Viet đối với phương trình bậc hai

– Nếu ac < 0 thì PT có 2 nghiệm phân biệt.

– PT có nghiệm ↔ Δ ≥ 0.

– PT có nghiệm kép ↔ Δ = 0

– PT có 2 nghiệm phân biệt ↔ Δ > 0

– PT có 2 nghiệm phân biệt trái dấu Leftrightarrowleft{begin{array}{l}Delta>0 \ x_{1} x_{2}<0end{array}right.

– PT có 2 nghiệm dương phân biệt Leftrightarrowleft{begin{array}{l}Delta>0 \ x_{1}+x_{2}>0 \ x_{1} x_{2}>0end{array}right.

– PT có 2 nghiệm âm phân biệtLeftrightarrowleft{begin{array}{l}

Delta>0 \

x_{1}+x_{2}<0 \

x_{1} x_{2}>0

end{array}right.

* Từ những tính chất quan trọng nêu trên, ta sẽ giải được một dạng toán về PT trùng phương.

Xét phương trình: ax4 + bx2 + c = 0 (i) với a khác 0. Đặt t = x2 ≥ 0, ta có at2 + bt + c = 0 (ii)

– PT (i) có 4 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi (ii) có 2 nghiệm dương phân biệt.

– PT (i) có 3 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi (ii) có 1 nghiệm dương và 1 nghiệm bằng 0.

– PT (i) có 2 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi (ii) có duy nhất một nghiệm dương.

– PT (i) có 1 nghiệm khi và chỉ khi (ii) có duy nhất một nghiệm là 0.

Sau đây chúng ta sẽ xét một số bài toán thường gặp mang tính chất điển hình.

Tham khảo thêm:   10 ứng dụng Android tuyệt vời giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI GIẢI TOÁN

– Đối với những bài toán có liên quan đến hệ thức Viet, thì ta đặc biệt quan tâm đến điều kiện để phương trình có nghiệm, tìm ra được x, ta phải đối chiếu điều kiện để PT có nghiệm.

– Ngoài các câu hỏi như trên ta còn có thể hỏi: tìm m thông qua giải bất phương trình, tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất.

– Đối với bài toán mà hệ số của x2 không chứa tham số thì ta có thể hỏi min max thông qua hệ thức Viet.

Bài 1: Cho phương trình m sqrt{2 x}-(sqrt{2}-1)^2=sqrt{2}-x+m^2

a) Giải phương trình khi m=sqrt{2}+1

b) Tìm m để phương trình có nghiệm x=3-sqrt{2}

c) Tìm m để phương trình có nghiệm dương duy nhất.

Bài 2: Cho phương trình (m-4) x^2-2 m x+m-2=0

a) Tìm m để phương trình có nghiệm x=sqrt{2}. Tìm nghiệm còn lại.

b) Tìm m để phương trình 2 có nghiệm phân biệt.

c) Tính x_1^2+x_2^2 theo m.

Bài 3: Cho phương trình x^2-2(m+1) x+m-4=0

a) Tìm m để phương trình 2 có nghiệm trái dấu

b) Chứng minh rằng phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m

c) Chứng minh biểu thức M=x_1left(1-x_2right)+x_2left(1-x_1right) không phụ thuộc vào m.

Bài 4: Tìm m để phương trình

a) x^2-x+2(m-1)=0có hai nghiệm dương phân biệt

b) 4 x^2+2 x+m-1=0 có hai nghiệm âm phân biệt

c)left(m^2+1right) x^2-2(m+1) x+2 m-1=0 có hai nghiệm trái dấu.

………………..

Download tài liệu để xem chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán Ôn thi vào lớp 10 môn Toán của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *