Bạn đang xem bài viết ✅ Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD 9 Ôn thi HSG môn GDCD 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD 9 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi học sinh giỏi môn GDCD.

Bồi dưỡng học sinh giỏi GDCD lớp 9 tổng hợp kiến thức từ chương trình lớp 6 đến lớp 9, giúp cho các em học sinh hệ thống đề ôn luyện bao gồm nhiều kiến thức ở các mức độ khác nhau. Qua đó còn giúp các em được tiếp xúc, rèn luyện với những đề thi cơ bản và nâng cao trong các kỳ thi ở trường và thi học sinh giỏi cấp quận, huyện. Vậy sau đây là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học sinh giỏi môn GDCD 9.

Bồi dưỡng học sinh giỏi GDCD 9

PHẦN PHÁP LUẬT LỚP 6

BÀI 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

1. Tên 4 nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Tên 4 nhóm quyền:

  • Nhóm quyền sống còn.
  • Nhóm quyền bảo vệ
  • Nhóm quyền phát triển,
  • Nhóm quyền tham gia.

Một số quyền trong 4 nhóm quyền:

Ví dụ: quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe, quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bóc lột và xâm hại, quyền được học tập, vui chơi giải trí, quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng…

2. Ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Đối với trẻ em: trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương chăm sóc, dạy giỗ do đó được phát triển đầy đủ.

VD: trẻ em được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy…

Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai. Trẻ em được phát triển dầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương tai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.

VD: Trẻ em được học tập tốt, lớn lên sẽ giúp ích cho đất nước, xã hội.

3. Trách nhiệm:

– Biết nhận xét đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

VD: đối với quyền học tập đã học tốt hay còn lười học. Đối với quyền được vui chơi giải trí có tham gia vui chơi lành mạnh hay ham chơi quá đà…

– Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của bản thân.

VD: Nếu bị bóc lột bị xâm hại, bị lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật…thì phải phản đối và báo cho bố mẹ, thầy cô, người có trách nhiệm biết để ngăn chặn. Làm theo sự chỉ dẫn của cha mẹ, thầy cô, chăm học, chăm làm, tham gia các hoạt động của nhà trường…

– Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

VD: Tự hào về quyền của mình, quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của bản thân. Không xâm phạm đến quyền của người khác. Phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

BÀI 13 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

1. Công dân là dân của một nước.

Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 9: Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức trang 34, 35, 36, 37

Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.

Được thể hiện ở chỗ: công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước; công dân được nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm:

Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp theo lứa tuổi.

VD: chăm chỉ học tập, thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường…

Tự hào là cong dân nước CHXHCNVN.

VD: Không chấp nhận những hành vi coi thường hoặc xúc phạm danh nghĩa công dân nước việt nam.

BÀI 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.

1. Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, đường xấu và hẹp, người tham gia giao thông đông, phương tiện tham gia giao thông không bảo đảm an toàn.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông (kém hiểu biết về luật ATGT, hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành.)

2. Những quy định của pháp luật

Người đi bộ:

  • Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  • Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Người đi xe đạp:

  • Không đi xe dàn hàng ngang, lạnh lách, đánh võng; không đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; Không sử dụng ô, điện thoại di động;
  • Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

Đối với trẻ em;

Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy.

3. Tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng:

Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm ba nhóm chính, quy định như sau:

a) Biển báo cấm: hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen, biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

c) Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành;

5. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự ATGT.

– Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiệc sảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.

VD: Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông…

– Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.

Tham khảo thêm:   Công văn 4763/TCT-CS Hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử

VD: Đi đúng phần đường quy định, chấp hành biển báo hiệu giao thông…

6. Trách nhiệm:

– Phân biệt hành vi đúng với hành vi vi phạm pháp luật an toàn giao thông.

VD: Đi xe vượt đèn đỏ, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm…

– Biết thực hiện đúng luật ATGT, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

VD: Không đi xe dàn hàng ngang, không lạng lách đánh võng…

– Tôn trọng những quy định về trật tự ATGT.

VD: Đi xe máy, xe điện phải đội mũ bảo hiểm.

– Ủng hộ việc làm chấp hành luật ATGT, phê phán hành vi vi phạm luật ATGT.

BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP

1. Ý nghĩa của việc học tập:

Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

VD: Trẻ em đủ 6 tuổi phải được đi học lớp 1…

Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc.

VD: Các thành viên trong gia đình được đi học, có trình độ học vấn sẽ biết yêu thương giúp đỡ, chia sẻ công việc cùng nhau, gia đình sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.

VD: Trẻ em được học tập, giáo dục tốt sau này sẽ trở thành những bác si, kĩ sư góp phần phát triển đất nước giàu mạnh.

2. Nội dung của quyền và nghĩa vụ học tập:

– Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:

+ Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.

VD: Tuy điều kiện mà mọi người có thể học đại học chính quy, học liên thông, học tại chức…

+ Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.

VD: Trẻ em đủ 6 tuổi phải đi học lớp 1 và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

3. Trách nhiệm của gia đình:

Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động của nhà trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình.

VD: Cha mẹ phải cho con trong độ tuổi đi học được đến trường học tập và tham gia thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ…

4. Vai trò của nhà nước:

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật.

VD: Nhà nước mở trường học, trung tâm để dạy học cho trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ…

5. Trách nhiệm của công dân:

– Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Tham khảo thêm:   Danh sách code Pet Rift và cách nhập

VD: hành vi đúng: chăm học trung thực trong thi, kiểm tra…

Hành vi sai: lười học, gian lận trong thi cử…

– Thực hiện tốt quyền và nghãi vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.

VD: Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong học tập

– Tôn trọng quyền học tập của mình và người khác.

VD: tích cực, tự giác, học bài, làm bài…

BÀI 16. QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.

1. Nội dung cơ bản của quyền:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

VD: Nếu bắt người phải có quyết định của tòa án hoặc của viện kiểm sát.

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

VD: Đánh người gây thương tích phải bồi thường tiền điều trị.

2. Ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi cá nhân:

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.

VD: Nếu đánh người gây thương tích tỉ lệ 11% trở lên phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm:

– Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

VD: Chứng kiến hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác thì không làm ngơ, phải ngăn chặn hoặc báo cho mọi người để được giúp đỡ.

– Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

VD: Khi bị người khác xam phạm thân thể, sức khỏe, vu khống, bôi nhọ phải phản đối hoặc tìm sự giúp đỡ của mọi người…

– Tôn trọng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

VD: Không đánh nhau, chê bai, nói xấu, xúc phạm lẫn nhau…

– Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

VD: ngăn cản hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác…

Bài tập: Khi chứng hành vi xâm phạm sức khỏe, thân thể của người khác hoặc khi người khác xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của mình em sẽ làm gì?

Trả lời: không làm ngơ phải ngăn chặn tùy vào sức lực và điều kiện của mình. Có thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của mọi người để ngăn chặn hành vi đó.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm Bồi dưỡng học sinh giỏi GDCD lớp 9

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD 9 Ôn thi HSG môn GDCD 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *