Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS bao gồm 6 bài học, giúp các bạn tham khảo để bổ trợ kiến thức, tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS đạt kết quả cao.
Qua đó, giúp các bạn giao lưu, học hỏi thêm nhiều kiến thức An toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ, cùng kỹ năng giải quyết các tình huống giao thông. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đáp án Cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai cho Học sinh THCS. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS
Bài 1. HỌC SINH VỚI VĂN HÓA GIAO THÔNG
Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh:
– Nêu được khái niệm văn hóa giao thông và ý nghĩa của văn hóa giao thông.
– Chỉ ra được biểu hiện của văn hóa giao thông và nâng cao ý thức thực hiện văn hóa giao thông. Phân biệt được những biểu hiện có văn hóa giao thông và những biểu hiện thiếu văn hóa giao thông.
– Vận dụng được kiến thức đã học để tuyên truyền mọi người cùng thực hiện văn hóa giao thông khi tham gia giao thông.
– Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa giao thông.
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
Quan sát đoạn clip dưới đây và nhận xét về cách ứng xử của những người điều khiển phương tiện giao thông trong clip đó.
Nguồn: youtube.com/watch?v=Fgz62-ZtcNg
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Tìm hiểu về văn hóa giao thông
Đọc thông tin sau đây và cho biết:
– Thế nào là văn hóa giao thông?
– Ý nghĩa của văn hóa giao thông khi tham gia giao thông.
– Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện văn hóa giao thông.
THÔNG TIN
Văn hoá giao thông là cách ứng xử khi tham gia giao thông, thể hiện sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng mọi người và có trách nhiệm với hành vi của bản thân.
Văn hoá giao thông biểu hiện trước hết ở chỗ phải có hiểu biết đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; tôn trọng, nhường nhịn và quan tâm giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông; ứng xử có văn hoá khi xảy ra va chạm giao thông.
Văn hoá giao thông là biểu hiện của lối sống văn minh trong mỗi con người, giúp chúng ta làm chủ được bản thân trong các tình huống đi đường, có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp, tránh được những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra làm tổn thương bản thân và người khác. Thực hiện tốt văn hoá giao thông thì trật tự an toàn giao thông trong xã hội được bảo đảm, xây dựng được môi trường giao thông lành mạnh và thân thiện.
Học sinh cần thực hiện văn hoá giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt. Trước hết, chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện, không vi phạm những quy định của pháp luật về giao thông; không gây mất trật tự an toàn giao thông; không gây gổ, cãi vã hoặc có thái độ thiếu lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; giúp đỡ người già, em nhỏ, người khuyết tật, người bị tai nạn giao thông; giữ gìn trật tự, vệ sinh và thực hiện tốt các quy định tại các bến xe, nhà ga, trên các phương tiện giao thông công cộng khi tham gia giao thông.
2. Tìm hiểu biểu hiện văn hóa giao thông
* Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
– Em có nhận xét gì về hành vi tham gia giao thông của những bạn trong ảnh?
– Em đồng tình và không đồng tình với những hành vi nào? Vì sao?
* Thảo luận với bạn và cho biết trong những hành vi, việc làm dưới đây thể hiện có văn hóa khi tham gia giao thông. Hãy đánh dấu X vào cột tương ứng.
Hành vi, việc làm | Có văn hóa giao thông | Thiếu vănhóa giaothông |
1. Đi xe đạp trên hè phố | ||
2. Thấy người bị nạn chỉ đứng nhìn, không có hành động gì | ||
3. Đi xe đạp và xe đạp điện ở làn đường dành cho ô tô | ||
4. Bấm còi inh ỏi trên đường | ||
5. Nhường chỗ cho người già, phụ nữ, em nhỏ trên xe buýt | ||
6. Nhổ nước bọt khi đang điều khiển xe đạp hoặc xe đạp điện | ||
7. Đeo tai nghe, nghe nhạc khi điều khiển xe đạp, xe đạp điện | ||
8. Đi bộ bên trái đường, trên vỉa hè dành cho người đi bộ | ||
9. Nói chuyện to gây ồn ào khi ngồi trên các phươngtiện công cộng | ||
10.Đi xe đạp, xe đạp điện trên làn đường bên trái |
3. Liên hệ bản thân
Em hãy nhớ lại và cho biết:
– Bản thân mình đã có những hành vi việc làm nào thể hiện có văn hóa khi tham gia giao thông và những hành vi việc nào nào chưa thể hiện có văn hóa khi tham gia giao thông.
– Em sẽ điều chỉnh như thế nào để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông?
C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Giải quyết tình huống:
Sáng thứ Hai, Minh đèo An đến trường bằng xe đạp điện. Khi còn cách trường hơn 01km và chỉ còn 5 phút nữa là đến tiết học đầu tiên nhưng đến ngã tư đường hai bạn gặp tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ và phải dừng xe lại. An nhìn đồng hồ liên tục rồi lo lắng nói với Minh “Đoạn này vắng phương tiện giao thông, hay là mình vượt đèn đỏ đi, nếu không mình sẽ bị phạt vì đi học muộn đấy”.
Nghe lời bạn, Minh điều khiển xe vượt đèn đỏ và đi nhanh về hướng trường học.
a. Em có nhận xét gì về hành vi tham gia giao thông của Minh và An.
b. Hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong lớp để các bạn tham gia giao thông an toàn.
2. Thực hiện dự án tuyên truyền về văn hóa giao thông
Hãy tập hợp một nhóm bạn cùng suy nghĩ và hành động thực hiện một dự án tuyên truyền về văn hóa giao thông cho cộng đồng dân cư (phường, xã hoặc thôn, xóm, tổ dân phố) hoặc cho học sinh toàn trường.
Gợi ý cách thực hiện:
– Thành lập nhóm bạn cùng thực hiện
– Xây dựng kế hoạch thực hiện
– Suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi và cùng nhau xây dựng đề cương
– Phân công cho các thành viên trong nhóm cùng làm việc, đặt ra lịch làm việc cụ thể.
– Tổ chức truyên truyền, báo cáo kết quả và triển lãm.
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.