Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã Giải bài tập Sinh 9 trang 179 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sinh 9 Bài 59 giúp các em học sinh lớp 9 hiểu được ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 179.

Giải Sinh 9 Bài 59 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

– Môi trường trên Trái Đất đang ngày 1 suy thoái, rất cần có các biện pháp để khôi phục và giữ gìn.

– Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các sinh vật và môi trường sống của chúng. Cơ sở để cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch tự đánh giá cơ sở giáo dục trường THCS, THPT Kế hoạch tự đánh giá theo thông tư 18

II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên

Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật

– Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn…

– Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã

– Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật

– Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật

– Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý: nhân giống vô tính, nuôi cấy mô…

Ngoài ra còn có 1 số biện pháp:

– Khai thác hợp lý rừng sản xuất.

– Hạn chế khai hoang chuyền rừng thành đất trồng trọt, di dân tự do.

-Đóng cửa rừng tự nhiên.

III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã

– Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ thiên nhiên.

+ Nội dung tuyên truyền có thể là: tầm quan trọng của rừng, tác hại của việc phá rừng, biện pháp bảo vệ rừng, ô nhiễm môi trường là gì? hậu quả? biện pháp khắc phục.

+ Biện pháp tuyên truyền: kịch, thơ ca, hò vè…

– Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia dọn vệ sinh công cộng.

– Tích cực tham gia các phong trào vệ sinh công viên, bãi biển, trường học.

– Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 trường THPT Thanh Miện, Hải Dương Đề minh họa năm 2020 môn Toán, Văn, Sinh, Vật lý, Hóa, Sử, Địa, GDCD

– Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.

– Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 59 trang 179

Câu 1

Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã

Gợi ý đáp án

Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

– Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,…

– Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

– Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

– Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.

– Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

Câu 2

Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Gợi ý đáp án

Mỗi học sinh cần phải làm những việc sau để góp phần bảo vệ thiên nhiên:

  • Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
  • Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
  • Hạn chế sử dụng túi nilon
  • Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
  • Tích cực trồng cây xanh
  • Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
  • Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã Giải bài tập Sinh 9 trang 179 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Mẫu số 01b - Lệnh tạm giam

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *