Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Giải bài tập Sinh 9 trang 160 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sinh 9 Bài 53 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 160.

Giải Sinh 9 Bài 53 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Tác động của con người đối với môi trường

Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên

Những biện pháp chính:

– Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.

– Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

– Bảo vệ các loài sinh vật.

– Phục hồi và trồng rừng mới.

– Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

Tham khảo thêm:   Mẫu đăng ký kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

-Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 53 trang 160

Câu 1

Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người.

Gợi ý đáp án

Con người từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến nay đã không ngừng tác động vào môi trường, làm biến đổi môi trường sống.

– Thời kì nguyên thuỷ: con người sống hòa đồng với tự nhiên bằng hình thức săn bắt hái lượm, nên nguồn tài nguyên không hề suy giảm. Chỉ khi con người biết dùng lửa mới gây hậu quả nghiêm trọng tới rừng làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ở Trung Âu, Đông Phi, Đông Nam Á bị đốt cháy.

– Xã hội nông nghiệp: con người chặt phá, đốt rừng lấy đất canh tác, chăn nuôi làm diện tích rừng bị thu hẹp, thay đổi tầng nước mặt, đất trở nên khô cằn, nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp.

– Xã hội công nghiệp: máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Việc cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt, làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nền công nghiệp cũng làm cải tạo môi trường, ngành hóa chất giúp tăng sản lượng lương thực và khống chế nhiều dịch bệnh, nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Chiều xuân Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Câu 2

Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết; tác hại của những việc làm đó; những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó rồi liệt kê vào bảng 53.2:

Bảng 53.2. Bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục

Tên việc làm Tác hại Hành động cần làm để khắc phục

Gợi ý đáp án

Bảng 53.2. Bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục

Tên việc làm

Tác hại

Cần làm gì để khắc phục

Săn bắt thú quý hiếm

Mất, gây tuyệt chủng nhiều loài sinh vật => mất cân bằng hệ sinh thái

Chăm sóc, bảo vệ thú quý hiếm

Chặt phá rừng bừa bãi

Xói mòn đất, thoái hóa đất, lũ lụt, biến đổi khí hậu, mất cân bằng hệ sinh thái

Khai thác rừng hợp lí có quy hoạch, sau khi khai thác có thực hiện trồng lại rừng phục hồi và bảo vệ

Xả rác bừa bãi

Ô nhiễm môi trường

Giáo dục mọi người có ý thức giữa gìn bảo vệ môi trường giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Giải bài tập Sinh 9 trang 160 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 707/QĐ-TTG Về việc tặng thưởng Cờ Thi đua của Chính phủ

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *