Wikihoc.com sẽ giới thiệu bài Soạn văn 7: Ngày hội với sách, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 2.
Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo tài liệu này để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách
Chọn một trong hai hoạt động sau, tham gia trình bày với các bạn:
Giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ sách
Tham gia giới thiệu các sản phẩm sáng tạo từ sách của cá nhân và tập thể: truyện tranh, pô-xtơ giới thiệu nhân vật, các hình thức tóm tắt tác phẩm… Có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ kết hợp lời giới thiệu, thuyết trình ngắn để giải thích về sản phẩm sao cho sinh động, hấp dẫn với người nghe.
Trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách
Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy suốt đời của mỗi chúng ta. Sau chuỗi hoạt động của dự án đọc trong bài 10, em hãy cùng các bạn trao đổi ý kiến, thảo luận về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách giúp mọi người cùng nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách với quá trình học tập và phát triển bản thân.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung và phương tiện để trình bày
– Lựa chọn và xác định nội dung cần trình bày:
- Xem lại sản phẩm sáng tạo từ sách và chọn sản phẩm độc đáo, thú vị mà em muốn giới thiệu
- Lập dàn ý cho bài nói trước khi trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách, đánh đấu những nội dung cần nhấn mạnh, cần làm rõ và thuyết phục người nghe
– Xác định các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp để hỗ trợ cho bài nói.
b. Tập luyện
– Tập luyện một mình để ghi nhớ nội dung và chọn cách diễn đạt phù hợp
– Trình bày trước các bạn trong nhóm học tập, cùng các bạn trao đổi để có thể lắng nghe góp ý nhằm điều chỉnh nội dung trình bày và diễn đạt sao cho rõ ràng, mạch lạc, có sức thu hút
2. Trình bày bài nói
– Trình bày một cách rõ ràng các nội dung đã chuẩn bị.
– Nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc làm rõ quan điểm của em về việc đọc sách qua lí lẽ xác đáng và bằng chứng cụ thể.
– Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp để phần trình bày hấp dẫn hơn.
3. Sau khi nói
– Người nghe:
- Nghe và ghi vắn tắt những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc quan điểm về việc đọc sách để có thể trao đổi, nêu câu hỏi sau khi người nói trình bày.
- Nêu ý kiến về nội dung bài nói và cách trình bày.
– Người nói:
- Nghe góp ý và phản hồi những ý kiến của người nghe về nội dung bài nói một cách phù hợp, rõ ràng, có thể bổ sung những điểm cần làm rõ thêm
- Trao đổi lại với người nghe về cách trình bày để có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách hiệu quả.
* Gợi ý:
Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy suốt đời của mỗi chúng ta. Bởi vậy, việc đọc sách có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người.
Đầu tiên, đọc sách giúp con người biết thêm nhiều thông tin, kiến thức phong phú, đa dạng. Không chỉ là những tri thức của hiện tại mà còn là những tri thức phải trải qua một quá trình dài mới có thể đúc kết ra được. Những trang sách giúp chúng ta có thể tìm về với quá khứ, bước đến tương lai hoặc có thể phiêu lưu khắp mọi nơi trên thế giới. Khi bạn đọc xong một cuốn sách có nghĩa là đã tự cung cấp cho mình một nguồn kiến thức mới, một bài học mới, một lối tư duy khác. Bạn cũng sẽ khám phá ra nhiều điều mới lạ mà trước đây bạn chưa từng thấy, hoặc thấy rồi nhưng theo một chiều hướng khác.
Bên cạnh đó, đọc sách còn giúp định hướng cho con người mục tiêu, ước mơ. Đọc một cuốn sách về khám phá vũ trụ, chúng ta lại muốn trở thành phi hành gia. Đọc một cuốn sách về khoa học, chúng ta lại muốn trở thành một nhà khoa học… Đồng thời, có những cuốn sách còn giúp con người có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. Tất cả điều này sẽ giúp bạn trở thành một người thành công hay thất bại.
Sách cũng giống như bạn bè, có ảnh hưởng đến mỗi người. Nhờ đọc sách, chúng ta sẽ học được nhiều bài học quý giá. Những tác phẩm văn chương giàu giá trị giúp khơi dậy cho chúng ta biết xúc động, biết đồng cảm và chia sẻ. Các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam như Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê… đã khắc họa cuộc sống của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Những tác phẩm này đã khơi dậy trong lòng người đọc lòng thương cảm, sự sẻ chia với những con người đó. Cùng với đó, sách cũng là một hình thức giải trí phổ biến của con người.
Việc đọc sách có ý nghĩa như vậy, nên con người cần có phương pháp đọc sách đúng đắn. Chu Quang Tiềm trong tác phẩm “Bàn về đọc sách” có viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Đầu tiên, trước khi đọc sách, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ chủ đề, mục đích chúng ta cần đọc, cần tìm điều gì, rồi tìm những cuốn phù hợp với mình. Đọc sách phải tự mình phải tư duy, suy nghĩ về các vấn đề, rồi phải hành động ngay sau mỗi bài học rút ra.
Tóm lại, chúng ta cần ý thức được ý nghĩa của việc đọc sách, để tích cực đọc sách và có phương pháp đọc sách đúng đắn cho bản thân…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 115 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.