Những câu tục ngữ gửi gắm đến người đọc nhiều bài học giá trị. Tài liệu Soạn văn 7: Tục ngữ và sáng tác văn chương, được Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn học sinh.
Kính mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay dưới đây.
Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương – Mẫu 1
Câu 1. Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Nhân dân đã mượn tích truyện Nàng Bân may áo cho chồng để giải thích hiện tượng tự nhiên được nhắc đến trong câu tục ngữ.
Câu 2. Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn ?
Câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu: Những sản vật trong thiên nhiên là của chung, không phải của riêng ai, người nào lấy được thì được hưởng.
Câu 3. Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
– Việc sử dụng câu tục ngữ giúp tăng thêm tính thuyết phục cho câu nói.
– Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương như:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
*
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Thương vợ, Trần Tế Xương)
Câu 4. Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
– Tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Khi đọc hiểu tục ngữ cần phải giải thích được hai nét nghĩa này.
- Sử dụng tục ngữ cần đúng với ngữ cảnh, ý nghĩa và tránh lạm dụng việc sử dụng tục ngữ…
Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương – Mẫu 2
Câu 1. Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu cái rét nàng “Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân”: Cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.
Câu 2. Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn ?
Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn: Những vật quý trong thiên nhiên là của chung, không phải của riêng ai, người nào lấy được thì được hưởng.
Câu 3. Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
– Việc sử dụng câu tục ngữ giúp tăng thêm tính thuyết phục cho câu nói.
– Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương như:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
“Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
(Mời trầu, Hồ Xuân Hương)
Câu 4. Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
Những lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ:
– Tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Khi đọc hiểu tục ngữ cần phải giải thích được hai nét nghĩa này.
– Sử dụng tục ngữ cần đúng với ngữ cảnh, ý nghĩa và tránh lạm dụng việc sử dụng tục ngữ…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 32 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.