Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tự tình (Bài 2) Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 75 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Tự tình (Bài 2).

Soạn bài Tự tình (Bài 2)
Soạn bài Tự tình (Bài 2)

Nội dung của tài liệu được đăng tải chi tiết với kiến thức hữu ích, hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn bài Tự tình (Bài 2)

Câu 1. Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Hướng dẫn giải:

– Thể thơ: thất ngôn bát cú

– Đề tài: người phụ nữ trong xã hội phong kiến

– Bố cục:

  • Hai câu đề: nỗi niềm cô đơn của nhà thơ.
  • Hai câu thực: cảnh ngộ chua xót trong thực tại.
  • Hai câu luận: thái độ phản kháng của nhà thơ.
  • Hai câu kết: sự chán chường trước thực tại không thể thay đổi.

Câu 2. Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?

Hướng dẫn giải:

– Thời gian “đêm khuya, trống canh dồn”: nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã.

– Không gian “văng vẳng”: không gian rộng lớn nhưng tĩnh lặng, vắng vẻ.

– Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:

  • Từ “trơ” được nhấn mạnh: Nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn. Đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
  • Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.
Tham khảo thêm:   Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT Về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục

Câu 3. Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Hướng dẫn giải:

  • Hai câu thực thể hiện nỗi chán chường, ê chê trước cảnh ngộ thực tại.
  • Hai câu luận thể hiện khao khát, sự phản kháng của nhân vật trữ tình.

Câu 4. Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

Hướng dẫn giải:

Sự chuyển mạch cảm xúc: dù khao khát hạnh phúc, mong muốn phản kháng nhưng vẫn bất lực mà xót xa, đau đớn trước cảnh ngộ chung chồng.

Câu 5. Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Hướng dẫn giải:

– Chủ đề bài thơ: T hể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

– Chủ đề góp phần thể hiện tư tưởng mới mẻ, khao khát được làm chủ số phận, có được hạnh phúc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tự tình (Bài 2) Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 75 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *