Văn bản Quê người sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học tập của môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Tự đánh giá: Quê người, được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Tự đánh giá: Quê người
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta/Cũng trắng màu mây bay phía xa/Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?
A. Ẩn dụ
B. Nói giảm, nói tránh
C. Điệp
D. Đối
Câu 2. Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?
A. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
B. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
C. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
D. Cây lá, nếp nhà dân, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Câu 3. Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?
A. Xa lạ
B. Gần gũi
C. Thú vị
D. Băn khoăn
Câu 4. Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
A. Day dứt, trăn trở
B. Bông đùa, hóm hỉnh
C. Thân mật, suồng sã
D. Cổ kính, trang trọng
Câu 5. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?
A. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 3)
B. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 3)
C. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
D. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thơ 3)
Câu 6. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Câu 7. Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.
Câu 8. Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?
Câu 9. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 10. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.
Gợi ý:
Câu 1. C
Câu 2. A
Câu 3. A
Câu 4. A
Câu 5. B
Câu 6.
Bài thơ thể hiện tâm trạng, hoàn cảnh của tác giả khi đang ở nơi đất khách quê người.
Câu 7.
Tác giả đang đứng ở nơi đất khách quê người, ngước nhìn bầu trời với đám mây trắng, đưa mắt ra xa nhìn về phía dãy núi với ánh nắng hanh vàng rồi lại ngó xuống mũi giày mà lòng đầy bâng khuâng, da diết nhớ về quê hương.
Câu 8.
Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bắt gặp những cảnh vật quen thuộc, cứ ngỡ là đang ở quê hương. Nhưng đến khổ thơ cuối, tác giả đã ý thức được mình đang ở quê người với nhiều điều còn xa lạ. Từ đó, nỗi nhớ quê hương được bộc lộ một cách chân thực, sinh động hơn.
Câu 9.
Hình ảnh yêu thích nhất là hình ảnh nhân vật trữ tình ngó xuống mũi giày nhìn lữ thứ, khắc họa tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ về quê hương.
Câu 10.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tự đánh giá: Quê người Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 54 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.