Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 87 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom, rất cần thiết và hữu ích.

Soạn bài Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom
Soạn bài Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom

Kính mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. “Em” – cô thanh niên xung phong

B. “Tôi” – người lính trên đường hành quân

C. Đồng đội của “tôi” – những người lính

D. Bạn bè của “tôi” – những người “có gương mặt em riêng”.

Câu 2. Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ?

A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh

B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình

C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong.

D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước.

Câu 3. Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong?

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Toán lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TP. HCM Đề thi giữa học kì I môn Toán lớp 12

A. Khổ 1

B. Khổ 2

C. Khổ 4

D. Khổ 5

Câu 4. Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung khổ thơ thứ tư?

A. Sự bất tử hóa vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong

B. Cảm hứng ngợi ca, trân trọng sự hi sinh cao cả của người nữ thanh niên xung phong

C. Nỗi đau đớn, bi thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong

D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong

Câu 5. Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ
“Cái chết em xanh khoảng trời con gái” và tác dụng của biện pháp đó?

A. Ẩn dụ – Sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong

B. Hoán dụ – Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong

C. Nhân hóa – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên

D. So sánh – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trời còn mãi

Câu 6. Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin việc ngắn hạn bằng tiếng Anh

A. Tâm hồn lạc quan, yêu đời

B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc

C. Tình yêu lứa đôi thủy chung, son sắt

D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết

Câu 7. Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom?

Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ.

Câu 9. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc?

Câu 10. Từ hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ.

Gợi ý:

1

2

3

4

5

6

B

C

A

C

A

B

Câu 7.

Nhan đề “Khoảng trời, hố bom”:

– Hai hình ảnh đối lập, tương phản là “khoảng trời” và “hố bom” theo chiều không gian.

– “Hố bom”: Hiện thức khốc liệt của cuộc chiến tranh, hiện thân cho nguy hiểm, cái chết.

– “Khoảng trời”: Biểu tượng cho khao khát tự do, bình yên; đặt trong hoàn cảnh bài thơ thì còn là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của người con gái.

=> Nhan đề ngắn gọn, nhưng gửi gắm tư tưởng của nhà thơ, thể hiện khát vọng hòa bình.

Câu 8.

Gợi ý:

– Biện pháp tu từ nhân hóa: “Đất nước mình nhân hậu/Có nước trời xoa dịu vết thương đau”; Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn giàu tình yêu thương.

– Biện pháp tu từ ẩn dụ “Cái chết em xanh khoảng trời con gái”; Tác dụng: Thể hiện sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong.

Tham khảo thêm:   Bộ đề đọc hiểu Làng (Có đáp án) 3 Đề đọc hiểu Làng của Kim Lân

Câu 9.

Tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay:

  • Phải biết ghi nhớ công ơn, kính trọng thế hệ đi trước.
  • Trân trọng cuộc sống hòa bình, cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội.
  • Yêu thương, trân trọng mọi người xung quanh….

Câu 10.

Gợi ý:

Qua hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng” trong bài “Khoảng trời, hố bom”, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh nhân vật “em”. Có thể hiểu rằng, tác giả khắc họa nhân vật “em” không chỉ một người con gái cụ thể, mà đại diện cho cả một thế hệ – những cô gái thanh niên xung phong. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh nhưng lại thật dũng cảm, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. “Em” đã trở thành hình tượng lí tưởng, thiêng liêng nhưng cũng thật giản dị.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 87 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *