Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Trở gió – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 44 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn khá nổi tiếng. Trong chương trình môn Ngữ văn 7, học sinh sẽ được tìm hiểu về văn bản Trở gió. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Trở gió. 

Soạn bài Trở gió
Soạn bài Trở gió

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Trở gió

Câu 1. Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

  • hơi thở gió rất gần;
  • âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không;
  • mừng húm;
  • hừng hực, dạt dào;
  • Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng

Câu 2. Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?

Tham khảo thêm:   Nghị định số 122/2008/NĐ-CP Về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng

– Những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về: Mừng đó, rồi bực đó; Tôi cũng buồn, buồn muốn chết; Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau.

– Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

  • Sự chờ đợi đã thành thói quen thời thơ dại: Lũ con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi.
  • Gió chướng là gió Tết.
  • Gió chướng cũng là khi mùa lúa cũng vừa chín tới.
  • Gợi nhớ về quê hương.

Câu 3. Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?

  • Gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi thơm rơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương.
  • Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió ngả mới chịu già, nước ngọt và trĩu.
  • Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…
  • Còn dưa hấu nữa…

Câu 4. Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu văn cuối cùng của văn bản gợi về tình cảm dành cho quê hương của tác giả. Dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.

Tham khảo thêm:   Võ Lâm Hiệp Khí: Nội dung, diễn viên, lịch chiếu phim

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.

Tác giả đã bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc cũng như một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước sự thay đổi của thiên nhiên.

Xem thêm: Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trở gió – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 44 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *