Bạn đang xem bài viết ✅ Soan bài Trò chơi cướp cờ – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 45 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Trò chơi cướp cơ sẽ giúp người đọc hiểu hơn về trò chơi dân gian này. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Trò chơi cướp cờ, vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh trong quá trình học tập.

Soạn bài Trò chơi cướp cờ
Soạn bài Trò chơi cướp cờ

Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu, để có thể chuẩn bài một cách tốt nhất.

Soạn bài Trò chơi cướp cờ

Chuẩn bị đọc

Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn về sự hình dung ấy của em.

Gợi ý:

Trò chơi cướp cờ được chơi ở những khu vực rộng rãi. Số lượng người tham gia chơi có thể từ tám đến mười người được chia làm hai đội. Một người được gọi là quản trò, điều hành trận đấu. Mỗi người chơi ở hai đội sẽ được đánh số thứ tự từ một đến hết. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Nếu người cắm cờ bị đội bạn vỗ vào người sẽ thua cuộc. Nếu người chơi lấy được cờ và chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn vỗ vào người sẽ chiến thắng. Đây là một trò chơi mang tính tập thể rất thú vị.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 37/2010/TT-BGDĐT Ban hành Bộ Chương trình khung giáo dục Đại học khối ngành Sư phạm, trình độ Đại học

Gợi ý:

– Người chơi chỉ đươc lên cướp cờ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình.

– Chỉ được đập (vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ.

– Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi.

– Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ

– Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng có thể là hiện vật hoặc đội thua cõng một vòng quanh sân.

Câu 2. Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

Người chơi phải cướp được cờ đem trở về mà không bị đội bạn đập (vỗ) vào người mình.

Câu 3. Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

– Mục đích: Giới thiệu về trò chơi cướp cờ.

– Đặc điểm:

  • Nhan đề: Trò chơi cướp cờ
  • Các đề mục: Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi.
  • Nội dung được trình bày ngắn gọn, rõ ràng…

Câu 4. Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

  • Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo trình gian: Từ giới thiệu mục đích của trò chơi, chuẩn bị đến cách chơi.
  • Cách triển khai giúp thông tin được cung cấp đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu hơn.

Câu 5. Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 8: Nét đẹp quê hương Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều trang 66, 67

Minh họa cho nội dung chính và giúp văn bản thêm sinh động, giúp người đọc hình dung rõ hơn về cách chơi cướp cờ.

Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co,…) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

– Mẫu 1: Khoa học công nghệ phát triển, rất nhiều trò chơi điện tử ra đời, nhưng trò chơi dân gian vẫn tồn tại với những giá trị to lớn. Trước hết, một số trò chơi dân gian phổ biến có thể kể đến như: bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, ô ăn quan, cướp cờ, thả diều… Nếu so sánh với các trò chơi điện, các trò chơi này cũng hấp dẫn không kém. Đa số các trò chơi đều được tổ chức ngoài trời, thường là những nơi rộng rãi, thoáng mát. Điều này giúp người chơi có những giây phút thư giãn, thoải mái hơn là việc ngồi trong bốn bức tường, tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ vậy, những trò chơi dân gian thường có số lượng người chơi đông, giúp tăng thêm tinh thần gắn kết, giao lưu giữa người với người. Nhiều trò chơi phải vận động, suy nghĩ hoặc có tính cạnh tranh giữa người chơi, đội chơi nên giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, khả năng tư duy hay tinh thần đồng đội. Trò chơi dân gian cũng rất dễ chơi, rất thú vị mà bất cứ người nào cũng có thể tham gia (không phân biệt giới tính, tuổi tác). Có thể khẳng định, trò chơi dân gian đã tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa của truyền thống của người dân Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ôn tập học kì I - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 156 sách Kết nối tri thức 1

– Mẫu 2: Ngày nay, trò chơi dân gian không còn được phổ biến như trước. Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ ra đời đã thu hút số lượng lớn người chơi. Tuy nhiên, trò chơi dân gian vẫn được lưu giữ vì có được ưu điểm đáng kể. Đa số các trò chơi thường được tổ chức ngoài trời với không gian rộng rãi, thoáng mát. Điều này đem lại lợi ích lớn khi giúp người chơi có những giây phút thư giãn, thoải mái. Rõ ràng đây là một ưu điểm lớn, trái ngược hẳn việc tiếp phải xúc với các thiết bị công nghệ trong nhiều giờ có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trò chơi dân gian có luật chơi đơn giản nên dễ chơi, ai cũng có thể tham gia. Số lượng người chơi thường rất đông, từ đó qua trò chơi giúp tăng sự đoàn kết, hợp tác. Các trò chơi thường được tổ chức theo thể thức thi đấu, có tính hấp dẫn cao. Nhiều trò chơi phải vận động, suy nghĩ sẽ giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, khả năng tư duy. Có thể khẳng định rằng những trò chơi dân gian đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy.

Xem thêm: Ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng thiết bị công nghệ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soan bài Trò chơi cướp cờ – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 45 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *