Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 82 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay.

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống

Nội dung của tài liệu được đăng tải chi tiết với kiến thức hữu ích, hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự

Trong phần Viết, em đã được hướng dẫn và thực hành viết bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết của lứa tuổi học sinh trong cuộc sống hiện đại. Ở phần Nói và nghe, em cần trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay.

1. Trước khi nói

– Em có thể tìm đề tài từ thực tế đời sống của lứa tuổi học sinh, từ trải nghiệm cá nhân hoặc tham khảo một số vấn đề sau: sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình, bạo lực học đường, “ném đá” tập thể trên mạng xã hội, sử dụng ngôn ngữ dung tục trong giao tiếp với bạn bè,…

– Em chuẩn bị nội dung bài nói bằng cách trả lời một số câu hỏi như:

  • Lí do lựa chọn vấn đề để trình bày là gì?
  • Có thể dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình về vấn đề được bàn luận?
  • Cần đưa ra những hướng giải quyết nào cho vấn đề?
  • Việc bàn luận về vấn đề có ý nghĩa như thế nào?
Tham khảo thêm:   Thông tư 11/2017/TT-BGDĐT Quy chế xét tặng giải thưởng khoa học công nghệ giảng viên trẻ đại học

2. Trình bày bài nói

– Mở đầu: giới thiệu vấn đề, có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách chia sẻ một trải nghiệm cá nhân hay kể lại một câu chuyện.

– Triển khai:

  • Nêu ngắn gọn lí do lựa chọn vấn đề.
  • Trình bày ý kiến về vấn đề. Chú ý sử dụng các lí lẽ và bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của mình, ưu tiên những trải nghiệm cá nhân và những sự thật mà người nghe có thể kiểm chứng được.
  • Nêu giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp với nội dung trình bày.

– Kết thúc: khẳng định ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

Gợi ý:

– Mở đầu: lời chào, giới thiệu về bản thân và vấn đề sẽ trình bày

– Nội dung chính:

Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn là những bài học mở đầu cho chương trình giáo dục công dân ở mỗi lớp học, cấp học. Tuy nhiên, hiện nay, việc chấp hành Luật giao thông đường bộ ở học sinh vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Đặc biệt phải kể đến hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.

Xe đạp điện là một phương tiện giao thông có giả cả phải chăng, hình dáng và mẫu mã phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, tốc độ của loại phương tiện này có thể đạt đến 40-50 km/giờ gây ra những nguy cơ về tai nạn giao thông. Luật an toàn giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông cũng phải đội mũ bảo hiểm. Nếu đa số mọi người thực hiện nghiêm túc quy định này thì một bộ phận không nhỏ học sinh lại không chấp hành theo. Nhiều nhóm học sinh khi điều khiển xe đạp điện, phóng rất nhanh trên đường và không đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm theo cách đối phó: chỉ khi ra vào trường học vì có sự giám sát của nhà trường. Một số bạn học sinh đội mũ nhưng không cài quai mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Nhiều học sinh còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính học sinh và những người xung quanh. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ. Mũ bảo hiểm không được đeo đúng cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn minh.

Tham khảo thêm:   Quyết định 232/QĐ-BNV Quy chế cung cấp thông tin cho công dân

Vậy nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Những học sinh dù nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh cho rằng đội mũ bảo hiểm gây mất thẩm mĩ (làm hỏng kiểu tóc). Có bạn còn cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể hiện bản thân. Tiếp đến, nguyên nhân cũng xuất phát từ nhà trường khi chưa có những biện pháp giáo dục một cách hiệu quả để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự lờ là của lực lượng cảnh sát không nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh một cách sinh động và dễ hiểu. Gia đình cần nhắc nhở các em để học sinh hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý thức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 Giải Toán lớp 3 trang 60, 61 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

Mỗi học sinh hãy trở thành một người tuyên truyền tài năng, vận động bạn bè đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hoặc cả xe máy. Như vậy, Việt Nam mới trở thành một đất nước an toàn, tiến bộ và văn minh.

– Kết thúc: lời cảm ơn, mong muốn nhận được sự góp ý.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 82 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *