Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 70 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp học sinh chuẩn bị cho bài nói, Wikihoc.com xin cung cấp tài liệu học tập Soạn văn 6: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống
Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

Tài liệu dành cho học sinh lớp 6, hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

I. Cách trình bày một vấn đề

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

– Tóm lược nội dung bài viết thành dạng đề cương.

– Chú ý sự khác nhau về cách mở đầu, triển khai, cách kết thúc giữa bài viết và bài nói để trình bày các nội dung bằng ngôn ngữ nói phù hợp.

– Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, ghi chú thêm các số liệu, các bằng chứng…

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn làm bản cam kết không khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân Ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/TT-BTC

b. Tập luyện

Đối với bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống, hình thức tập luyện tốt nhất là theo nhóm. Các thành viên luân phiến nói, nghe và góp ý cho nhau để rút kinh nghiệm.

2. Trình bày bài nói

a. Mở đầu

Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bàn một cách gọn, rõ. Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách dùng câu chuyện để giới thiệu hiện tượng (vấn đề).

b. Triển khai

  • Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị. Khi nói, cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng.
  • Nhấn mạnh ý kiến riêng của bản thân.

c. Kết luận

  • Tóm lược nội dung đã trình bày.
  • Gợi suy nghĩ và kích thích sự đối thoại của người nghe.
  • Gợi suy nghĩ và kích thích sự đối thoại của người nghe.

3. Sau khi nói

– Người nghe:

  • Trao đổi lại với người nói về hiện tượng (vấn đề) đời sống được thảo luận, cách trình bày bài nói.
  • Thảo luận bằng cách nêu thắc mắc, yêu cầu người nói giải đáp thêm. Nhận xét lí lẽ và bằng chứng người nói sử dụng.

– Người nói:

  • Lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.
  • Giải thích thêm những chỗ người nghe thắc mắc.
  • Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.

II. Thực hành nói và nghe

– Mở bài: Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi tên là…, học sinh lớp… trường… . Sau đây, tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề…

Tham khảo thêm:   Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích Soạn Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 6

– Thân bài:

Ngày nay, con người có rất nhiều phương tiện để giải trí. Một trong số đó trò chơi điện tử.

Trước hết, cần hiểu trò chơi điện tử (game online) là một dạng trò chơi trực tuyến. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn tuổi.

Một thực trạng đang xảy ra là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game”. Điều đó đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, người chơi sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc vào game. Những đối tượng chơi game thường là học sinh, sinh viên – chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như nói dối, trộm cắp, lừa lọc…

Nhưng chơi game không hoàn toàn chỉ có tác hại mà còn mang lại một số lợi ích nhất định. Chơi game giúp thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá. Bởi vậy, mỗi người cần ý thức được tác hại cũng như lợi ích của trò chơi điện tử.

Tham khảo thêm:   GDCD 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa Giải Giáo dục công dân 11 trang 109

Rõ ràng, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Người chơi cần biết cần bằng để phát huy được lợi ích, tránh xa những tác hại của trò chơi điện tử.

– Kết bài: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Xem thêm: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 70 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *