Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Trình bày về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo – trong một tác phẩm văn học.
Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.
Trình bày về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo – trong một tác phẩm văn học
Chuẩn bị nói
1. Lựa chọn đề tài
Đề tài của bài trình bày có thể là để tài mà bạn đã thực hiện ở phần Viết. Nên lựa chọn đề tài phù hợp với điều kiện đọc và tra cứu tài liệu tham khảo của bạn.
2. Tìm ý và sắp xếp ý
Một số câu hỏi tìm ý:
– Nội dung chính của bài nói là gì? Tác giả, tác phẩm nào sẽ được tập trung phân tích?
– Tác phẩm được chọn chịu ảnh hưởng từ tác phẩm nào có trước? Căn cứ xác định có quan hệ vay mượn – cải biến ở đây là gì?
– Đâu là phương diện cho thấy rõ nhất sự tiếp nhận ảnh hưởng từ “nguyên mẫu”? Bài nói sẽ nhấn mạnh điềm gì khi đề cập vấn đề này?
– Các biểu hiện chính của việc vay mượn là gì? Nên đánh giá thế nào về mức độ, tính chất của mối quan hệ vay mượn – cải biến ở trường hợp này?
– Tác giả có những sáng tạo nổi bật gì khi tiếp nhận ảnh hưởng và vay mượn chất liệu cho sáng tác của mình?
– Việc vay mượn – cải biến – sáng tạo của tác giả nói lên được điều gì về bối cảnh văn học lúc tác phẩm ra đời?
Nếu bài nói được xây dựng dựa trên bài viết đã thực hiện, cần lựa chọn từ bài viết những ý (luận điểm) quan trọng nhất, thể hiện được những tìm tòi, khám phá riêng của mình; đồng thời sắp xếp các ý đã chọn theo một trình tự logic, phù hợp với tính chất của bài nói.
Thực hành nói
– Mở đầu: Giới thiệu vấn đề trình bày, đối tượng và phạm vi nội dung sẽ được đề cập.
– Triển khai. Lần lượt trình bày các luận điểm chính, phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói và nội dung của các slide trình chiếu (nếu có).
– Kết luận: Tóm lược vấn đề đã trình bày; nêu nhận định, đánh giá khái quát về sự vay mượn – cải biến – sáng tạo của tác giả; ý nghĩa, giá trị thực tế của việc vay mượn – cải biến – sáng tạo được thể hiện trong tác phẩm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trình bày về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo – trong một tác phẩm văn học Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 122 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.