Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 102 sách Cánh Diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, các thầy cô giáo thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Tài liệu Soạn văn 6: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

1. Định hướng

a. Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử là hoạt động giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay.

b. Khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, cần chú ý:

– Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận. Chẳng hạn có thể trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một số sự kiện được nhắc đến ở các văn bản đọc hiểu đã học.

– Lập dàn ý cho bài trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử đã chọn.

– Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận.

– Quy trình trao đổi, thảo luận:

(1) Nêu khái quát về sự kiện.

(2) Thuật lại ngắn gọn sự kiện.

(3) Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện.

2. Thực hành

Bài tập: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.

a. Chuẩn bị

– Lựa chọn sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận.

– Thu thập và lựa chọn các thông tin về sự kiện, những ý kiến đánh giá về ý nghĩa của sự kiện đó từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet…

– Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ…)

b. Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi:

  • Đó là sự kiện nào? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Liên quan đến những ai? Diễn ra theo trình tự như thế nào? Đâu là các sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc của sự kiện?
  • Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào vào thời điểm mà nó xảy ra với cuộc sống chúng ta ngày nay?

– Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp lại theo ba phần của bài nói.

Tham khảo thêm:   Công văn 4919/VPCP-KTTH Hoạt động tạm nhập tái xuất và tăng cường chống buôn lậu mặt hàng đường

(1) Mở bài: Nêu tên sự kiện và ý nghĩa khái quát của sự kiện.

(2) Thân bài

– Thuật lại ngắn gọn diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.

– Nêu ý nghĩa của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện đối với cuộc sống ngày nay.

(3) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

c. Nói và nghe

– Người nói dựa vào dàn ý đã làm để trình bày ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.

– Cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện:

  • Người nghe theo dõi, nắm bắt được diễn biến và ý nghĩa của sự kiện.
  • Người nói và người nghe trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện bằng cách nêu ra các quan điểm hoặc câu hỏi của bản thân. Có thái độ phù hợp khi trao đổi.

– Kết thúc: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

– Người nói:

  • Nội dung bài nói đã đầy đủ chưa (diễn biến và ý nghĩa của sự kiện)?
  • Cách trình bày có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ và cách phương tiện hỗ trợ khác có phù hợp?

– Người nghe:

  • Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin (diễn biến, ý nghĩa của sự kiện) mà người nói cung cấp.
  • Tập trung chú ý theo dõi người nói, nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ.

* Hướng dẫn bài nói:

Mẫu 1

(1) Mở bài: Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày về một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại với đất nước Việt Nam. Đó là vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

(2) Thân bài:

– Diễn biến của sự kiện:

  • Ngày 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
  • Ngày 22/8: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
  • Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng.
  • Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.
  • Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.
  • Đến 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.

– Ý nghĩa của sự kiện:

  • Trước hết, đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại với toàn thể nhân dân Việt Nam. Bởi sự kiện này có ý nghĩa đã chấm dứt hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước ta.
  • Lời tuyên với Pháp và thế giới: Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và quyền tự quyết. Toàn thể nhân dân Việt Nam có quyền tự do dân chủ.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 13: Từ vựng Từ vựng Appearance - Kết nối tri thức

(3) Kết bài: Sự kiện trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

* Bài mẫu:

Mẫu 1

Kính chào thầy cô và các bạn, tôi tên là… Sau đây, tôi sẽ trình bày về ý nghĩa của sự kiện lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Những chiến dịch của quân và dân ta đã phải chịu nhiều hy sinh, mất mát. Nhưng cũng từ đó, mà đất nước ta đã giành lại được độc lập, tự do. Điều đó có được phải kể đến chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch toàn thắng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.

Có thể khẳng định rằng, chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Tham khảo thêm:   Cách xem chỉ tay Hướng dẫn cách xem bói qua đường chỉ tay

Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Mẫu 2

Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Nhưng ở bất cứ triều đại nào cũng có những con người đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược. Một trong số đó phải kể sự kiện vua Quang Trung đại phá hai mươi vạn quân Thanh.

Năm 1788, Lê Chiêu Thống đã nhu nhược cho người sang cầu cứu nhà Thanh (Trung Quốc) với mưu đồ tiêu diệt quân Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, Tôn Sĩ Nghị dẫn hơn hai mươi vạn quân Thanh ồ ạt tràn qua biên giới nước ta, tiến công vào thành Thăng Long. Chúng đã gây ra biết bao tội ác với nhân dân ta. Tháng 11, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân. Vua Quang Trung chia quân làm năm đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long. Chỉ trong vỏn vẹn mười ngày từ tối 30 đến mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân của Quang Trung đã chiến đấu và chiến thắng hơn hai mươi vạn quân Thanh. Đầu tiên, nghĩa quân tấn công nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn cản chúng báo tin cho quân đội ở hai đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi. Đến nửa đêm ngày mùng 3, vua Quang Trung dẫn binh lính tiến đánh và giành được Hà Hồi, tịch thu hết lương thực và vũ khí của kẻ thù. Đến ngày mùng 5 thì quân ta giành được đồn Ngọc Hồi. Chủ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị trước đó nghe tin cấp báo đã chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống ở trong cung nghe tin cũng tìm cách thoát chạy trong tình cảnh hết sức thảm hại. Nghĩa quân của ta đã dẹp tan quân Thanh, giành lại được kinh thành Thăng Long.

Chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn đã phá tan âm mưu xâm lược quân Thanh. Đồng thời, giành lại nền độc lập và tự do cho dân tộc. Từ nay, nhân dân có thể được hưởng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Thắng lợi này góp phần thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Như vậy, sự kiện trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Từ đó, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc đã có công bảo vệ đất nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 102 sách Cánh Diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *