Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tranh biện về một vấn đề đời sống Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 85 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu tham khảo Soạn văn 12: Trình bày quan điểm về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.

Soạn bài Tranh biện về một vấn đề đời sống
Soạn bài Tranh biện về một vấn đề đời sống

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.

Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề đời sống

Chuẩn bị tranh biện

1. Lựa chọn đề tài

Để có thể trở thành đề tài của một cuộc tranh biện, vấn đề đưa ra cần tạo được các luồng ý kiến trái ngược và tương đối cân bằng với nhau, tức mỗi bạn đều có những lí lẽ mạnh mẽ để bảo vệ cho quan điểm của mình. Ngoài ra, vấn đề tranh biện cần có phạm vi phù hợp, không quá rộng hay quá hẹp; có tính thời sự, thiết thực với đời sống, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của những người tham gia để cuộc tranh biện trở nên có ý nghĩa, gây được hứng thú. Vấn đề tranh biện thường được phát biểu dưới hình thức một ý kiến, một nhận định; những người tham gia sẽ thể hiện quan điểm tán thành hoặc phản đối. Ví dụ:

Tham khảo thêm:   Toán 3: Ôn tập về hình học và đo lường Giải Toán lớp 3 trang 109, 110 sách Cánh diều - Tập 2

– Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố.

– Nên chọn nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

– Cần phát triển hình thức học và làm việc trực tuyến để thay thế dần hình thức học và làm việc truyền thống.

– Giáo dục ở Việt Nam cần chú trọng định hướng giáo dục khai phóng.

2. Lập đội tham gia tranh biện

Một cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau. Mỗi đội có thể có 2- 3 thành viên. Ngoài ra, cần có người diễu hành và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn. Mỗi người có thể tham gia vào đội tranh biện bảo vệ cho quan điểm mà mình tán thành hoặc vào đội tranh biện bảo vệ cho quan điểm mà thực ra mình muốn phản đối. Sự linh hoạt trong việc lựa chọn đội tranh biện giúp những người tham gia có điều kiện hiểu rõ và khai thác điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi quan điểm để phát triển hiệu quả kĩ năng phản biện.

3. Nghiên cứu vấn đề đã chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện

Để chuẩn bị nội dung cho cuộc tranh biện, người tham gia cần chú ý:

– Tìm hiểu kĩ về vấn đề tranh biện, xem xét vấn để từ nhiều góc độ để nhận ra khả năng có những quan điểm khác biệt, đối lập.

– Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác để suy nghĩ cách bảo vệ.

Tham khảo thêm:   Cách ghi phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

– Phân biệt ba loại lập luận để chuẩn bị và vận dụng hiệu quả trong quá trình tranh biện: Lập luận để chứng minh quan điểm của đội mình là đúng đắn; Lập luận để chứng minh quan điểm của phía đối lập là sai trái; Lập luận để bảo vệ quan điểm của đội mình trước ý kiến phản biện của đối phương.

4. Tìm hiểu quy tắc tranh biện

– Tranh biện là hình thức giao tiếp nhằm phân định sự đúng – sai, thuyết phục – không thuyết phục của các quan điểm. Tuy vậy, một cuộc tranh biện cần được diễn ra trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Muốn vày, các bên tham gia tranh biện cần tuân thủ một số quy tắc (xem Tìm hiểu quy tắc tranh biện trong Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, tr. 87).

– Chú ý dùng cử chỉ phù hợp khi tranh biện. Trong quá trình tranh biện, có thể có những ý kiến phản biện gai góc, mỗi người cần điềm tĩnh, kiểm soát được thái độ và ngữ điệu nói.

Thực hành tranh biện

– Mở đầu cuộc tranh biện, người điều hành nêu vấn để, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện và có trách nhiệm đảm bảo cuộc tranh biện diễn ra theo đúng quy định. Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình như đã được thực hành ở Bài 8, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, tr. 87.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 1: Từ vựng What’s your favorite band sách Cánh diều

– Mỗi đội tham gia tranh biện có quyền khiếu nại với người điều hành nếu thấy đội kia vi phạm quy tắc tranh biện. Tuy vậy, các bên tham gia cần thể hiện thái độ cầu thị và có thể điều chỉnh ý kiến nếu thấy cần thiết. Sau khi hai phía hoàn thành phẩm tranh biện, cử tọa có thể đặt một số câu hỏi cho các đội tham gia.

– Phần kết thúc cuộc tranh biện, người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề tranh biện của phía tán thành và phía phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các đội tranh biện, có thế có một đội được chỉ định làm “trọng tài”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tranh biện về một vấn đề đời sống Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 85 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *