Môn Ngữ văn lớp 12 sẽ tổng kết lại phần tiếng Việt về lịch sử đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ, nhằm giúp học sinh nắm rõ hơn về các phong cách ngôn ngữ văn học.
Wikihoc.com muốn giới thiệu bài Soạn văn 12: Tổng kết phần tiếng Việt – Lịch sử đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ, mời bạn đọc tham khảo sau đây.
Lịch sử đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Câu 1. Kẻ bảng sau vào vở rồi điền những nội dung cần thiết về phần tiếng Việt vào các mục trong bảng.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển |
Đặc điểm của các loại hình ngôn ngữ đơn lập |
a. Về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc: – Họ: Nam Á – Dòng: Môn – Khmer – Nhánh: Việt – Mường b. Các thời kỳ trong lịch sử: – Thời kì dựng nước – Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc – Thời kì độc lập, tự chủ phong kiến – Thời kì Pháp thuộc – Thời kì từ sau cách mạng tháng 8 đến nay |
a. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. b. Từ không biến đổi hình thái. c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. |
Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở rồi điền tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách.
PCNN sinh hoạt |
PCNN nghệ thuật |
PCNN khoa học |
PCNN chính luận |
PCNN báo chí |
PCNN hành chính – công vụ |
|
Thể loại văn bản tiêu biểu |
Dạng nói (đối thoại, độc thoại…) Dạng viết (nhật ký) |
Ca dao, vè, thơ, truyện, tiểu thuyết, ký, kịch bản |
Chuyên luận, luận văn, luận án, báo cáo khoa học, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách báo khoa học |
Cương lĩnh, tuyên ngôn, xã luận, báo cáo chính trị, bản tham luận… |
Bản tin, phóng sự, Phỏng vấn, quảng cáo… |
Thông tư, nghị định, đơn từ, văn bằng, chứng chỉ… |
Câu 3. Kẻ bảng sau vào vở rồi điền tên các phong cách ngôn ngữ và các đặc trưng cơ bản của từng phong cách
PCNN sinh hoạt |
PCNN nghệ thuật |
PCNN khoa học |
PCNN chính luận |
PCNN báo chí |
PCNN hành chính – công vụ |
|
Các đặc trưng cơ bản |
Tính cụ thể, Tính cảm xúc, tính cá thể |
Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể |
Tính trừu tượng, lô-gíc, tính khái quát, chính xác, tính phi cá thể |
Tính công khai, tính truyền cảm và thuyết phục, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận |
Tính ngắn gọn, tính thời sự, tính chính xác, sinh động |
Tính khuôn mẫu, tính chính xác, tính công vụ |
Câu 4. So sánh hai đoạn văn trong SGK, xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản
– Phong cách ngôn ngữ:
- Văn bản (a): Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Văn bản (b): Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
– Đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản:
- Văn bản (a): ngôn ngữ trừu tượng, là thuật ngữ khoa học và được sử dụng với tính chính xác cao.
- Văn bản (b): ngôn ngữ mang tính hình tượng, chứa đựng tình cảm của người viết.
Câu 5.
a. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: hành chính – công vụ
b. Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu của văn bản:
– Từ ngữ: sử dụng các từ ngữ thường gặp trong phong cách hành chính – công vụ như quyết định, căn cứ, Luật, tổ chức…
– Câu văn: kiểu câu cấu tạo đơn giản như “Căn cứ vào…”, “Xét đề nghị…”, “Tổ chức thực hiện…”
– Kết cấu: ba phần của một văn bản hành chính công vụ (phần 1: quốc hiệu, tiêu ngữ và tên văn bản; phần 2: nội dung của quyết định trình bày theo các mục I, II, III…; phần 3: chữ ký, nơi nhận.
c. Viết tin ngắn
Vào lúc … giờ hôm nay, ông/bà… – phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định thành lập Bảo hiểm y tế Hà Nội. Theo quyết định này thì Bảo hiểm y tế Hà Nội sẽ được thành lập lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở y tế Hà Nội. Đồng thời quyết định đã ban hành rõ những nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế Hà Nội.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ Soạn văn 12 tập 2 tuần 33 (trang 192) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.