Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ Soạn văn lớp 9 tập 2 bài 33 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hy vọng rằng có thể giúp cho các bạn học sinh có thể nhanh chóng chuẩn bị nội dung bài học trước khi đến lớp, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tài liệu soạn văn 9: Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ.

Đây là tài liệu đã được chúng tôi biên soạn theo chương trình học môn Ngữ văn lớp 9, và tài liệu này sẽ bao gồm hai phần: soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo nội dung của tài liệu này.

Soạn văn Tôi và chúng ta chi tiết

I. Một vài nét về tác giả

– Lưu Quang Vũ (1948- 1988)

– Quê quán: xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Từ 1965 đến 1970, ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không-Không quân=> thời kì này thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.

+ Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói, vở kịch đầu tay của tác giả là Sống mãi tuổi 17

+ Tác phẩm tiêu biểu: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá, Chiếc ô công lý…

– Phong cách sáng tác:

+ Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng, kịch đi sâu vào những vấn đề nổi cộm của đời sống

II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (vở kịch gồm 9 cảnh) – một vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt cũ- mới để phát triển

2. Tóm tắt

Đoạn trích thuộc cảnh 3 của vở kịch “Tôi và chúng ta”. Trong trích đoạn này, tác giả đã diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa phái khát khao đổi mới (đại diện là Giám đốc Hoàng Việt) với phái bảo thủ (đại diện là Phó giám đốc Nguyễn Chính) khi họ công khai bộc lộ quan điểm về sự thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Cuộc tranh luận về vấn đề này đã làm bật ra một thực tế đã từng tồn tại trong thời bao cấp: các chỉ tiêu, kế hoạch được đề ra theo những cách thức chủ quan, áp đặt, hoàn toàn không căn cứ vào thực tế sản xuất.

Tham khảo thêm:   Sinh học 11 Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật Giải Sinh 11 Cánh diều trang 113, 114, 115, 116, 117

3. Thể loại: Kịch

4. Bố cục:

– Phần 1 (đầu vở kịch cho đến…. “tăng lên ít nhất là gấp năm lần”): Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh mới.

– Phần 2 (tiếp theo từ đoạn 1 cho đến…. “các đồng chí giải tán”): Kế hoạch kinh doanh mới chịu sự phản đối nhưng giám đốc Hoàng Việt vẫn quyết định thực hiện

– Phần 3 (Tiếp theo cho đến hết): Phản ứng của công nhân, phó giám đốc Nguyễn Chính, kĩ sư Lê Sơn khi kế hoạch kinh doanh mới bắt đầu thực hiện và kết quả chiến thắng của phe tiến bộ, đổi mới.

5. Giá trị nội dung:

– Đoạn trích đã làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

6. Giá trị nghệ thuật:

– Cách xây dựng tình huống kịch giàu kịch tính

– Nghệ thuật khắc họa rõ cách nhân vật được sử dụng thành công

III. Đọc – Hiểu văn bản

1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản

– Tình huống kịch:

+ Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết, Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới => Tuyên chiến với cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời do Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.

– Mâu thuẫn cơ bản giữa 2 tuyến:

+ Hoàng Việt (giám đốc) và Sơn (kĩ sư): Tư tưởng mới, tiến bộ, dám nghĩ, dám làm

+ Phòng tổ chức lao động, tài vụ (biên chế, tiền lương) quản đốc phân xưởng: Bảo thủ, trì trệ, máy móc

2. Nhân vật

– Giám đốc Hoàng Việt:

+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.

+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý.

– Kĩ sư Lê Sơn:

+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp

+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cái tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.

Phó Giám đốc Chính và giám đốc phân xưởng Trương:

+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.

+ Dựa vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo xu nịnh.

3. Ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống

– Cuộc đấu tranh giữa 2 phái: đổi mới và bảo thủ

⇒ Phản ánh tính tất yếu và gay gắt những tình huống xung đột kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thức tế đời sống sinh động.

– Thông qua cách kết thúc tình huống ⇒Khẳng định cuộc đấu tranh mới-cũ, tiến bộ- lạc hậu, trì trệ rất gay go nhưng nhất định những gì tiến bộ sẽ thắng

Soạn văn Tôi và chúng ta ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi trong sgk

Câu 1 (trang 180 sgk Ngữ văn lớp 9, tập 2)

Tham khảo thêm:   Tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo tưởng tượng (Dàn ý + 5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 hay nhất

Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung và chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật:

Nội dung: Cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư tưởng tiến bộ, mạnh dạn đổi mới với tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.

– Chủ đề: Vở kịch đề cập đến vấn đề coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc và quan tâm đến quyền lợi, cuộc sống của mỗi cá nhân con người trong xây dựng tập thể.

– Vị trí các nhân vật: chia làm 2 phái

+ Phái đổi mới dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của người lao động (Giám đốc Hoàng Việt, Thanh, Lê Sơn, và đa số anh chị em công nhân)

+ Phái bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã xơ cứng, lạc hậu (Nguyễn Chính, Trương, Trần Khắc)

Câu 2 (trang 180 sgk Ngữ văn lớp 9, tập 2)

Mâu thuẫn cơ bản trong truyện tôi và chúng ta thể hiện: mâu thuẫn giữa cái cũ vốn có lạc hậu, lỗi thời với cái mới hiệu quả, thiết thực

– Không thể tạo ra hiệu quả bằng thứ chủ nghĩa tập trung, vì cái chung (chúng ta) được tạo lập từ những cái tôi cụ thể

– Cuộc sống, nguồn lợi mỗi cá nhân cần được chú trọng, quan tâm một cách thiết thực

– Không thể giữ quy chế, nguyên tắc cũ đã lỗi thời, lạc hậu, mà cần thay đổi phương thức tổ chức để thúc đẩy sản xuất

– Vấn đề cấp thiết vở kịch đặt ra lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, trực tiếp ảnh hưởng, thay đổi tới sự đổi mới đi lên của đất nước

Câu 3 (trang 180 sgk Ngữ văn lớp 9, tập 2)

* Tình huống xây dựng:

Tình trạng sản xuất của xí nghiệp Thắng lợi rơi vào tình trạng ngưng trệ, cần phải đưa ra những giải quyết táo bạo để phát triển cải tạo lại xí nghiệp. Giám đốc Hoàng Việt (mới nhận chức vụ này hơn một năm) quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới, công khai “tuyên chiến” với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời.

* Mâu thuẫn được bộc lộ qua:

  • Hoàng Việt tuyên bố đỏ án làm ăn mới. Phải bảo thủ im lặng rồi phản ứng khá dè dặt. Thực chất là họ đang tìm kẽ hở để tấn công. Người phản ứng đầu tiên là Phó giám đốc Nguyễn Chính, anh ta đã dựa vào uy lực của cấp trên để phản bác đề án mới.
  • Khi lí lẽ của Nguyễn Chính bị Hoàng Việt dễ dàng bẻ gày thì đến lượt phản ứng của trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương. không chịu cấp tiền tu sửa máy móc. Lúc này Hoàng Việt phải dùng đến uy quyền, và lí lẽ của Hoàng Việt đưa ra là đời sống công nhân để giải quyết vấn đề.
  • Lần thứ ba, Hoàng Việt chủ động tấn công. Anh tuyên bố bãi bỏ chức vụ quản đốc. Lí lẽ đưa ra cũng rất thoả đáng khiến cho Quản đốc phân xương Trương phải lắp bắp, ấp úng, không thể làm gì khác.
  • Lần thứ tư Hoàng đề cập tới vấn đề liên quan đến con người, đến chức vụ. Hoàng Việt không mất bình tĩnh trước lí lẽ của Nguyền Chính , anh dã thắng bằng lí lẽ: cái hôm qua là tích cực thì hôm nay dã trở nên lỗi thời.
  • Đòn phản công cuối cùng tương đối sắc bén của Nguyền Chính là căn cứ vào nghị quyết của Đảng. Nhưng Hoàng Việt lại thắng khi vận dụng một chi tiết quan trọng trong nghị quyết của Đảng “đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân”.
Tham khảo thêm:   Đề thi môn tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo

Câu 4 (trang 180 sgk Ngữ văn lớp 9, tập 2)

Qua hành động và ngôn ngữ, ta có thể hình dung đôi nét về tính cách của các nhân vật:

– Giám đốc Hoàng Việt: Là người lãnh đạo mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, năng động, táo bạo không những vì sự nghiệp chung của nhà máy mà còn vì quyền lợi của anh chị em công nhân.

– Lê Sơn: Là kĩ sư có chuyên môn tốt, năng lực giỏi, đã nhiều năm gắn bó sống chết cùng xí nghiệp. Dẫu biết gian nan vất vả, vẫn chấp nhận cùng giám đốc Hoàng Việt đổi mới cải tiến toàn bộ hoạt động của nhà máy.

– Phó giám đốc Nguyễn Chính: Không chỉ bảo thủ mà còn khôn ngoan nhiều mánh khóe. Anh ta luôn vịn vào cấp trên, cơ chế không muối đổi mới những nguyên tắc đã cũ kĩ, lạc hậu.

– Quản đốc Trương: Suy nghĩ làm việc máy móc, hay tỏ quyền thế, hách dịch với chị em công nhân đồng sự.

Câu 5 (trang 180 sgk Ngữ văn lớp 9, tập 2)

Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công một tình huống mỗi lúc lại tiến đến căng thẳng hơn với những nút thắt tưởng chừng như không thể tháo gỡ, nhưng cuối cùng nút thắt lại được tháo bỏ và chiến thắng thuộc về phe đổi mới, tiến bộ.

II. Luyện tập:

Câu 1 (trang 180 sgk Ngữ văn lớp 9, tập 2)

Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích:

Sau một năm về làm quyền Giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã quyết định củng cố xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn, các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ Soạn văn lớp 9 tập 2 bài 33 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *