Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tình yêu và thù hận Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 98 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Tình yêu và thù hận Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh tham khảo.

Tình yêu và thù hận
Tình yêu và thù hận

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Soạn bài Tình yêu và thù hận

Chuẩn bị đọc

Em đã từng xem phim, nghe nhạc hay nghe kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Học sinh tự chia sẻ trải nghiệm.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Qua các chỉ dẫn sân khấu và lời thoại của nhân vật, em hình dung cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Cảnh gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ

Câu 2. Vì sao cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó?

Hướng dẫn giải:

Nguyên nhân: hai dòng họ Montague và Capulet có mối thù truyền kiếp.

Câu 3. Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-liét ở phần này, “họ” là ai?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn suy nghĩ về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay Những bài văn hay lớp 11

Hướng dẫn giải:

“Họ” là những người trong dòng họ của Rô-mê-ô và của Giu-li-ét.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Xác định đề tài, nêu nội dung bao quát của văn bản.

Hướng dẫn giải:

– Đề tài: tình yêu

– Nội dung bao quát: Rô-mê-ô đến tìm gặp Giu-li-ét đề bày tỏ nỗi lòng thì tình cờ nghe được những lời bộc bạch của nàng. cả hai đã có cuộc trò chuyện với nhau.

Câu 2. Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.

Hướng dẫn giải:

– Lời độc thoại:

  • Rô-mê-ô: “Vừng đông đẹp tươi ơi, hãy hiện ra đi, hãy giết chết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt và đau buồn khi thấy kẻ hầu của ả lại đẹp hơn ả,…”
  • Giu-li-ét: “Hãy thề yêu em đi, chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em…”

– Lời đối thoại:

  • Giu-li-ét vời Rô-mê-ô: “Người là ai…” – “Tôi không biết xưng danh cùng nàng…”
  • Rô-mê-ô với Giu-li-ét: “Chàng làm thế nào mà đến được chốn này?..” – “Tôi vượt được tường này là nhờ…”

– Tác dụng lời độc thoại: chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm.

Câu 3. Liệt kê vào bảng sau (làm vào vở) một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và đối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét:

Nhân vật

Lời thoại về người yêu, tình yêu

Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu

Thái độ, hành động được thể hiện

Rô-mê-ô

– Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó…

– Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu

Giu-li-ét

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 7

Từ bảng trên, nêu một số điểm tương đồng, khác biệt giữa Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu.

Hướng dẫn giải:

Nhân vật

Lời thoại về người yêu, tình yêu

Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu

Thái độ, hành động được thể hiện

Rô-mê-ô

– Đấy là người ta yêu!

– Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu…

– Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó…

– Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ…

– Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”;

– Tôi thù ghét cái tên tôi…

– Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu..

– Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu

Giu-li-ét

– Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu…

– Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi…

– Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi…

Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu

– Điểm tương đồng:

  • Ý thức được mối thù của hai dòng họ, lo lắng nó sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm của cả hai.
  • Vượt lên trên thù hận, giữ gìn tình yêu sâu sắc và mãnh liệt.
Tham khảo thêm:   Bài tập Toán lớp 4: Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó lớp 4

– Điểm khác biệt:

  • Giu-li-ét: lo lắng cho tình yêu
  • Rô-mê-ô: sẵn sàng từ bỏ dòng họ để đến với tình yêu, sợ là không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét.

Câu 4. Xác định xung đột, kiểu xung đột kịch và cho biết cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có gì đáng lưu ý.

Hướng dẫn giải:

  • Đoạn trích cho thấy những xung đột giữa hai gia tộc, xung đột giữa tình yêu và hoàn cảnh, xung đột giữa lễ giáo phong kiến và quyền tự do yêu đương.
  • Xung đột được bộc lộ qua suy nghĩ, lời nói của nhân vật.

Câu 5. Phân tích một lời độc thoại của Rô-mê-ô hoặc Giu-li-ét mà theo em là đặc sắc, thú vị.

Câu 6. Chỉ ra một số biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.

Câu 7. Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thế, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?

Câu 8. Nguyên nhân nào khiến cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình? Em đồng tình/ không đồng tình với điều gì trong cách ứng xử của hai nhân vật này? Vì sao?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tình yêu và thù hận Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 98 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *