Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thuyền và biển Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Thuyền và biển
Soạn bài Thuyền và biển

Hôm nay, Wikihoc.com giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Thuyền và biển. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thuyền và biển

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Ví dụ trong bài Tự hát, Xuân Quỳnh đã so sánh “trái tim” – biểu tượng của tình yêu với “vàng”, “mặt trời”.

Câu 2. Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.

Ca khúc “Thuyền và biển” với giai điệu da diết, tràn đầy tình cảm.

Đọc văn bản

Câu 1. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

Những dấu hiệu chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ là:

– Cụm từ: kể anh nghe

– Nhân vật: thuyền và biển

Câu 2. Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

Những người yêu nhau sẽ thấu hiểu và biết rằng đối phương mong muốn điều gì.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 trang 9, 10, 11, 12, 13

Câu 3. Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

  • Nhân vật trong câu chuyện: thuyền – người con trai, biển – người con gái.
  • Tác giả thấy mình giống như người con gái, khao khát yêu thương và nếu thiếu đi tình yêu sẽ chỉ còn bão tố.

Sau khi đọc

Câu 1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ.

Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ là câu chuyện tình yêu đong đầy cảm xúc. “Thuyền” và “biển” hay chính là “anh” và “em”, người con trai và người con gái.

Câu 2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

– “Thuyền” là “anh”, người con trai; “biển” là “em”, người con gái.

– Những cung bậc tình cảm được “người kể” soi rọi, khám phá:

  • Tình cảm thủy chung, son sắc trong tình yêu
  • Sự thấu hiểu của đôi lứa yêu nhau
  • Nỗi trăn trở, lo âu về sự xa cách

Câu 3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

  • “Hiểu”: sự thấu hiểu, đồng cảm
  • “Biết”: hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.
  • “Gặp”: sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.

=> Ba yếu tố cần có để duy trì tình yêu.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài 1: Đơn thức Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8, 9, 10

Câu 4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

– Trong bài thơ, câu chuyện giữa “em” – nhân vật trữ tình và “anh” là câu chuyện khung. “Em” đã kể cho “anh” nghe cũng là cho đọc giả nghe câu chuyện giữa thuyền và biển. Thực chất câu chuyện “em” kể chính là sự hình tượng hóa các cung bậc, sắc thái của tình yêu nói chung, cũng như lí tưởng, khát vọng tình yêu của “em” nói riêng.

– Vì câu chuyện thuyền và biển đã nói thay mọi điều cần nói nên “em” không cần phải triển khai rộng hơn, rộng hơn câu chuyện giữa mình và “anh”. Lúc câu chuyện giữa thuyền và biển được đẩy tới cao trào, rất tự nhiên “em” đã đưa ra lời khẳng định trực tiếp về tình yêu với “anh”.

=> Nhìn chung, việc lồng ghép và hợp nhất hai câu chuyện đã tạo nên cách soi chiếu khác nhau về tinh yêu, cả khách quan lẫn chủ quan, làm cho ấn tượng về người đọc về những điều thổ lộ của nhân vật trữ tình càng thêm mạnh mẽ, sâu sắc.

Câu 5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Nhân vật trữ tình xưng “em”, nên có thể hiểu bài thơ là lời giãi bày của một người phụ nữ về tình yêu. Trong lời giãi bày đó ta thấy được mối quan tâm chảy bỏng về sự thủy chung, thấu hiểu và chia sẻ.

Câu 6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

  • Khiến người đọc bị lôi cuốn vào cuộc hành trình tinh thần trong bài thơ một cách tự nhiên.
  • Giúp tác giả làm sáng tỏ được nhiều cung bậc của tình yêu một cách khách quan, dễ tạo nên sự đồng thuận, chia sẻ.
  • Làm đa dạng hóa các biểu hiện của nhân vật trữ tình: khi lộ diện trực tiếp, khi ẩn mình trong hình tượng “biển”.
Tham khảo thêm:   Chuyển đổi từ Crossfire Legends sang Call of Duty: Mobile VN nhận thưởng

Kết nối đọc – viết

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Gợi ý:

Một trong những bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển có thể kể đến Sóng cũng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nếu trong Thuyền và biển, Xuân Quỳnh mượn “biển” để ẩn dụ cho “em”. Thì trong Sóng, Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng “sóng” để ẩn dụ cho “em”. Sự giống nhau trong hai tác phẩm này là hình tượng “sóng” và “biển” đều nhằm mục đích mang những nét tính cách, cung bậc cảm xúc của người con gái trong tình yêu – khao khát yêu thương, mong muốn thủy chung và cả những trăn trở, lo âu trong tình yêu. Rõ ràng, dù hình tượng khác nhau, hai bài thơ có những nét riêng, nhưng những điều mà Xuân Quỳnh gửi gắm có nét tương đồng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thuyền và biển Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *