Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 46 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đoạn trích Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh (trích Truyện Kiều) được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh
Soạn bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

Câu 1. Liệt kê các sự kiện được kể trong văn bản.

– Thúy Kiều choáng váng, kinh sợ khi biết mình và Thúc Sinh bị mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải nhẫn nhục hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

– Thúc Sinh cũng kinh ngạc, choáng váng, đau xót khi biết mình và Kiều mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải giả vờ như không quen biết Thúy Kiều.

Thúy Kiều mời rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh, lại bị Hoạn Thư dùng tư cách chủ nhân để hạ nhục Thúy Kiều, đe nạt Thúc Sinh.

– Sự hả dạ của Hoạn Thư, nỗi ê chề khiếp nhược của Thúc Sinh.

– Tâm sự chua xót, tủi nhục của Thúy Kiều.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Âm nhạc - Đề 1 Đề kiểm tra môn Âm nhạc

Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều.

– Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:

  • Độc thoại nội tâm: thể hiện sự bất ngờ, choáng váng, thậm chí hoang mang khi nhận ra mưu hèn kế bẩn của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”
  • Lời miêu tả của người kể chuyện: thể hiện ở việc miêu tả tâm lí Thúy Kiều của người kể chuyện, chẳng hạn ở các dòng “Bước ra một bước một dừng/Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa/Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời/Sợ uy chẳng dám vâng lời/Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.

– Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã

  • Hầu rượu “Vợ chồng chén tạc chén thù/Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi/Bắt khoan bắt nhặt đến lời/Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay.”:
  • Hầu đàn: “Bốn dây như khóc như than/Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng/Cùng trong một tiếng tơ đồng/Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.

– Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Bây giờ mới rõ tăm hơi… Bể sâu sóng cả có tuyền được vay”; cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn “Một mình âm ỉ đêm chầy/Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh”.

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến Giải Toán lớp 7 trang 59 - Tập 2 sách Cánh diều

Câu 3. Kẻ bảng dưới đây vào vở, chỉ ra một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, vẻ bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau:

Tình huống

Nhân vật

Hành động/ vẻ bề ngoài

Nội tâm

Thúy Kiều mời rượu

Hoạn Thư

Buộc Kiều hầu đàn, “xem mặt hỏi tra” Thúc Sinh, “thơn thớt nói cười” khen ngợi vờ vịt, mỉa mai về lòng hiếu của Thúc Sinh.

“Nham hiểm giết người không dao”, mưu toan “làm ra con ở chúa nhà đôi nơi”

Thúc Sinh

“Chén tạc chén thù” ngoảnh đi, chợt nói chợt cười, cạn chén mà Thúy Kiều mời như một con rối, nhất cử nhất động theo sự sai khiến của Hoạn Thư

“Phách lạc hồn xiêu” khi biết cả Kiều và bản thân “đã mặc vào tay” Hoạn Thư, tan nát lòng “nát ruột tan hồn”.

Thúy Kiều hầu đàn

Hoạn Thư

“Cười nói tỉnh say, chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi”; ngợi khen, quát mắng Thúy Kiều

“Dường đà tâm can”, “khấp khởi mừng thầm”

Thúc Sinh

“Vội vàng gượng nói gượng cười”

Càng “thảm thiết bồi hồi”, “gan héo ruột đầy”, “nỗng lòng càng nghĩ càng đắng lòng”

Câu 4. Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ Bể sâu sóng cả có tuyền được vay? và cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong các câu ca dao dưới đây có điểm gì gần gũi với nhau? Theo bạn, vì sao có sự gần gũi như vậy?

Tham khảo thêm:   5 mẹo và cách sử dụng Launchpad trong Free Fire

– Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

– Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu?

Cùng được ví với con thuyền nhỏ, phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không; lo lắng, bất an trước tương lai mù mịt, dạng câu nghi vấn có tác dụng diễn tả tâm trạng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 46 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *