Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực thi công lí Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 57 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 12: Thực thi công lí, được Wikihoc.com giới thiệu đến bạn đọc với nội dung vô cùng hữu ích.

Soạn bài Thực thi công lí
Soạn bài Thực thi công lí

Hãy cùng tham khảo chi tiết của tài liệu ngay sau đây để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Thực thi công lí

1. Chuẩn bị

– Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.

– Ông sinh tại thị trấn Xtơ- rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, lên, dạ.

– Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học. Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống giúp việc cho đoàn kịch của Hầu tước Xtơ-ren-giơ. Đây cũng là nơi ông gia nhập đại gia đình nghệ thuật.

– Ông đã để lại 37 vở gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch, mà phần lớn là kiệt tác của văn học nhân loại.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Hành động kịch của Poóc-xi-a ở đây là gì?

Hướng dẫn giải:

Hành động kịch của Poóc-xi-a ở đây: đối thoại, thuyết phục Sai-lốc đưa đến sự khoan hồng

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 5 (Có đáp án) Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Toán lớp 5

Câu 2. Hình dung giọng điệu cử chỉ, nét mặt, tâm trạng của Sai-lốc mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa.

Hướng dẫn giải:

Hình dung: giọng điệu nịnh bợ, cử chỉ và nét mặt tỏ vẻ thành khẩn

Câu 3. Lời thoại của Gra-ti-a-nô có gì giống và khác với lời thoại của Sai-lốc ở phần trước?

Hướng dẫn giải:

  • Giống: cấu trúc “Ôi, quan tòa…”
  • Khác: Gra-ti-a-nô lời khen với mục đích mỉa mai, Sai-lốc là lời nịnh bợ

Câu 4. Tưởng tượng suy nghĩ, tâm trạng của Sai-lốc khi nghe lời tuyên án của Poóc-xi-a.

Hướng dẫn giải:

Suy nghĩ, tâm trạng của Sai-lốc: ngạc nhiên, bất ngờ và không tin vào lời tuyên án.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Liệt kê các hành động kịch của nhân vật Poóc-xi-a và Sai-lốc trong đoạn trích Thực thi công lí; từ đó nêu tình huống kịch trong đoạn trích.

Hướng dẫn giải:

– Các hành động kịch của nhân vật Poóc-xi-a và Sai-lốc:

Poóc-xi-a: cải trang thành chàng tiến sĩ luật sư, hỏi rõ về giấy khế ước và sự chấp thuận hai bên, thuyết phục Sai-lốc khoan hồng; chấp thuận giao ước trong khế ước mượn tiền; dựa vào điều kiện giao ước lật lại vụ án; khiến Sai-lốc nhận trừng phạt.

Sai-lốc: đòi quan tòa xử đúng giao ước, sẵn sàng lấy cân thịt trên người Antonio; hoảng sợ khi biết không thể thực hiện giao ước và bị luật pháp trừng phạt.

– Tình huống kịch: Sai-lốc kiện Antonio. Poóc-xi-a đóng giả làm chàng tiến sĩ luật sư, yêu cầu Sai-lốc khoan hồng nhưng Sai-lốc không chấp nhận. Vụ án được lật lại, Sai-lốc phải trả giá

Tham khảo thêm:   Giáo án Tin học 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 3

Câu 2. Ghép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B. Chỉ ra tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó.

A

B

(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế.”

a. Tấn công, luận tội – Xuống nước, đầu hàng

(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu toà tuyên án đi cho.” đến “Nào, anh, chuẩn bị đi.”

b. Thuyết phục – Phản đối

(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.” đến hết.

c. Chấp thuận – Tán thưởng

d. Thăm dò – Lảng tránh

Hướng dẫn giải:

(1) – b

(2) – c

(3) – a

Câu 3. Chỉ ra và nêu nhận xét của em về xung đột kịch trong đoạn trích (Gợi ý: Xung đột xảy ra giữa ai với ai và về điều gì? Đỉnh điểm của xung đột là khi nào? Xung đột được giải quyết bằng cách nào? Cảm xúc của người đọc diễn biến như thế nào theo mức độ phát triển của xung đột?…)

Hướng dẫn giải:

– Xung đột xảy ra giữa Sai-lốc và Antonio về vấn đề vay mượn tiền.

– Đỉnh điểm của xung đột là Sai-lốc kiện Antonio ra tòa đòi thực hiện hình phạt.

– Xung đột được giải quyết nhờ Pooc-xi-a nghĩ ra cách giúp đỡ.

– Cảm xúc người đọc: căng thẳng lo lắng đến bất ngờ rồi hài lòng, nhẹ nhõm.

Câu 4. Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lóc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?

Tham khảo thêm:   Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT Hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi

Câu 5. Theo em, có nên sáp nhập tất cả những lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lóc vào một lượt lời thoại không? Vì sao? Qua đoạn trích, hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về nhân vật Poóc-xi-a.

Câu 6. Hãy lựa chọn để đối thoại với một trong các ý kiến sau đây (Gợi ý: đồng tình, không đồng tình, lí do,…).

a. “Chính bản chất của sự khoan hồng là không vâng theo áp lực; nó từ trên trời sa xuống như một trận mưa tốt lành; nó được trời ban phước hai lần: được ban phước trong kẻ ra ơn cũng như trong kẻ chịu ơn.” (lời của Poóc-xi-a).

b. “[…] tôi khẩn cầu các ngài: các ngài hãy bắt công lý phải nhượng bộ, nhân danh uy quyền của các ngài; các ngài hãy làm cái việc sai trái nhỏ đó để làm một việc nhân nghĩa rất lớn. […]” (lời của Ba-sa-ni-ô)

c. “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-dơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vịn vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được.” (lời của Poóc-xi-a)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực thi công lí Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 57 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *