Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 83 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 83, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu với nội dung chi tiết và đầy đủ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 83)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 83)

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 83)

Cước chú

Câu 1. Kẻ bảng sau vào vở. Ghi những từ ngữ, nội dung có cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một vào các cột phù hợp.

Từ ngữ được giải thích

Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ

Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích

– Thái cực

– Đồng nhất

– Hải lưu

– Cực đoan

– Ảnh của Trung Quốc

– Thoai-lai Dôn

– Min-ne-xô-ta

– Hiện tượng “nước trồi”

Câu 2. Dựa trên quan sát của em về những cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một, hãy kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung cần thiết vào ô trống:

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 7 sách Kêt nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm 2022 - 2023

Các thành phần cước của chú thích

Vị trí đặt cưới chú thích

Nội dung cước chú

Ngôn ngữ của cước chú

– Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích

– Tên đối tượng được chú thích

– Dấu hai chấm

– Nội dung cước chú

– Chân trang

– Đánh dấu hoa thị, hoặc số, chữ cái ở tên đối tượng cần chú thích ngay trong văn bản

– Giải thích nghĩa của từ

– Cung cấp thông tin về xuất xứ của đối tượng

– Miêu tả, giải thích sự vật, hiện tượng

– Ngắn gọn

– Rõ ràng

– Bao quát

Câu 3. Theo em, cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào có trong văn bản đã đọc ở trên? Vì sao?

Gợi ý:

  • Một số từ như: biến đổi khí hậu, hệ sinh thái, dòng hải lưu…
  • Nguyên nhân: Cung cấp thêm thông tin về nhân vật được nhắc đến, tăng tính thuyết phục cho văn bản.

Câu 4. Hãy trình bày về cách ghi cước chú cho một trong những từ ngữ, nội dung được đề nghị ở bài tập 3.

Gợi ý:

(1) hệ sinh thái: là hệ thống các quần thể bao gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường gọi là quần xã. Những quần thể này luôn có tương tác qua lại dù ít hay nhiều.

Tài liệu tham khảo

Câu 1. Việc cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo được Thô-mát L. Phrít-man thực hiện như thế nào trong Thủy tiên tháng Một?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Cherry Tale và cách nhập

Tác giả cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo một cách cụ thể, rõ ràng:

– Liên quan đến một thuật ngữ được sử dụng: tác giả nhắc đến tên người đã dề xuất thuật ngữ, như Hân-tơ Lo-vin với thuật ngữ sự bất thường của Trái Đất.

– Liên quan đến một quan điểm đánh giá: tác giả nêu tên người có ý kiến được trích dẫn như Giôn Hô-đơ-rơn.

– Tác giả nêu rõ các đoạn trích được lấy từ văn bản nào, của ai và xuất bản vào thời gian nào.

Câu 2. Ngoài cách ghi như trong văn bản Thủy tiên tháng Một của tác giả Thô-mát L. Phrít-man, nguồn tài liệu tham khảo đó có thể được trình bày theo cách khác: đặt ở một phần riêng cuối văn bản. Cụ thể như sau:

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức khí tượng thế giới (07/8/2007), “Trên toàn cầu, năm 2007 đang trên đà trở thành một năm thời tiết khắc nghiệt”, http://edition.cnn.com/2007/TECH/science/08/07/weather.extremes/index.html

2. Cri-xtốp-phơ Ma-gơ (Christopher Maag) (13/6/2008), “Ở phía đông Ai-o-oa, thành phố “sẽ không bao giờ ngập lụt” nằm dưới độ sâu 12 feet”, https://www/nytimes.com/2008/06/13/us/13flood.html

Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách ghi nguồn tài liệu tham khảo nêu trên. Theo tìm hiểu của em, trong hai cách ghi đó, cách nào được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện nay?

Gợi ý:

– Trong văn bản Thủy tiên tháng Một: Nguồn tài liệu tham khảo được ghi trực tiếp sau nội dung trích dẫn.

Tham khảo thêm:   Mẫu Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất Biểu mẫu hành chính

– Văn bản trên SGK: Ghi riêng ở cuối văn bản.

=> Cách ghi thứ hai được sử dụng phổ biến hơn.

Câu 7. Lập bảng theo mẫu sau để đánh giá tác dụng của việc dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo trong Thủy tiên tháng Một.

STT

Thông tin được viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng

Tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo

1

Như Giôn Hô -đơ -rơn nói: Thuật ngữ quen thuộc “sự nóng lên của Trái Đất” là một sự nhầm lẫn …. “sự rối loạn khí hậu toàn cầu”

Gợi ra ý kiến về sự nhẫn lẫn của cái tên “sự nóng lên của Trái Đất”

2

Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ vượt qua mức cũ 2,5 đến 5cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8 m thì quá ngạc nhiên

Nhấn mạnh sự vượt qua mức cho phép của hiện tượng thiên nhiên…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 83 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *