Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 78 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành tiếng Việt trang 78, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78

Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Câu 1. Tìm trong văn học Việt Nam thời trung đại một số trường hợp mượn ý tưởng hoặc mượn nguyên câu chữ từ một tác phẩm khác.

Hướng dẫn giải:

“Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo sử dụng nhiều điển tích và thành ngữ từ văn học Trung Quốc như: “dân chúng bốn cõi”, “phá cường địch, phục cường lưu”, “nếu biết tuân theo mệnh lệnh” và “quyết không đội trời chung”.

Câu 2. Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các dấu hiệu cho thấy người viết có ý thức tuân thủ quy định về trích dẫn:

Đánh giá về nhà văn Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Ông không hoàn toàn thoát li thực tại, nhưng nhìn thực tại ông chỉ thấy vẻ đẹp, chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại. […] Hồi ấy, đối với những cái hiện tại ông thường chỉ dành cho những lời khinh bạc. Nhưng đối với những cái của ngày xưa, giọng văn của ông bao giờ cũng đôn hậu.”.

Tham khảo thêm:   Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 15

(Bài làm của học sinh)

Hướng dẫn giải:

– Đặt câu được trích dẫn trong ngoặc kép “Ông không hoàn toàn thoát li thực tại, nhưng nhìn thực tại ông chỉ thấy vẻ đẹp, chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại”.

– Ghi rõ nguồn.

– Sử dụng trích dẫn để làm rõ ý kiến: lấy nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn Tuân.

Câu 3. Hãy viết lại các đoạn văn dùng cách dẫn trực tiếp dưới dây thành đoạn văn dùng cách dẫn gián tiếp, mang tính chất tóm lược.

a. Trong “Yêu và đồng cảm” của Phong Tứ Khải có đoạn viết: “Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng áy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý no. Những người ấy chính là nghệ sĩ.”. (Phong Tử Khải, Yêu và đồng cảm, in trong Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 80)

b. A. Anh-xtanh (A. Einstein) quan niệm: “Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ra những giá trị mới cho xã hội, vâng, thậm chí để ra những quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo. Nếu không có những cá thể sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tượng; cũng như vầy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng.”. (A. Anh – xtanh, Cộng đồng và cá thể, in trong Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2023, tr 108).

Tham khảo thêm:   TOP game mobile hay dành cho cặp đôi trong ngày Valentine

Hướng dẫn giải:

a. Trong tác phẩm “Yêu và đồng cảm” Phong Tử Khải cho rằng con người vốn giàu lòng đồng cảm, nhưng áp lực xã hội có thể làm cản trở hoặc hao mòn phẩm chất này. Chỉ những người thông minh, giữ được sự độc lập trong suy nghĩ mới có thể bảo tồn lòng đồng cảm, và những người như vậy chính là nghệ sĩ.

b. Theo A. Einstein, chỉ những cá nhân có khả năng tư duy độc lập mới tạo ra giá trị mới cho xã hội và đề ra những quy phạm đạo đức mới để cộng đồng hướng theo. Nếu thiếu đi những cá nhân sáng tạo, suy nghĩ và phán xét độc lập, xã hội khó có thể tiến bộ. Tuy nhiên, cá nhân cũng không thể phát triển nếu thiếu sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Câu 4. Nêu quan điểm của bạn về vấn đề đạo văn. Tự nhận xét về việc bản thân sử dụng ý tưởng của người khác khi thực hiện các bài viết trong quá trình học tập.

Hướng dẫn giải:

– Đạo văn là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân.

– Hành động thể hiện sự thiếu trung thực, lười lao động và sáng tạo.

– HS tự nhận xét

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 78 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 - môn Ngữ văn (Giáo dục thường xuyên)

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *