Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 67 Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 67 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 67, hướng dẫn chuẩn bị bài.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 67
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 67

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 67

Câu 1. Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.

a. Tất cả những điều ấy, họ làm sao mà hiểu được rõ ràng, đích xác. (Ngô gia văn phái)

b. Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. (Ngô gia văn phái)

c. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. (Ngô gia văn phái)

d. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận. (Ngô Tất Tố)

Gợi ý:

a. Câu phủ định, có chứa từ “làm sao” nhằm phủ định “họ” không hiểu được.

b. Câu khẳng định, không chứa từ phủ định nhằm xác nhận việc vua Quang Trung hạ lệnh tiền quân.

c. Câu khẳng định, không chứa từ phủ định nhằm xác nhận việc quân đội nghiêm chỉnh đi.

Tham khảo thêm:   Top game bóng đá thay thế FIFA trên smartphone

d. Câu phủ định, có chứa từ “vẫn chưa”, xác nhận việc chị Dậu chưa nguôi cơn giận.

Câu 2. Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?

a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?

b. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

Gợi ý:

a.

– Câu hỏi:

  • Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?
  • Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?
  • Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?

– Câu khẳng định: Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi.

b.

– Câu phủ định: Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử vào lớp 6 môn Toán trường Amsterdam (Có đáp án) 5 Đề thi vào lớp 6 trường Chuyên

– Câu khẳng định: Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

Câu 3. Chuyển những câu khẳng định sau thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai lần từ phủ định:

a. Ai cũng muốn đuổi chúng đi. (Ngô gia văn phái)

b. Ngày nào thị Nở cũng phải đi qua nhà hắn. (Nam Cao)

c. Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. (Nguyễn Huy Tưởng)

Gợi ý:

a. Không ai là không muốn đuổi chúng đi.

b. Không ngày nào là thị Nở không đi qua nhà hắn.

c. Từ đấy, không ngày nào là Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước.

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), trong đó có sử dụng câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”.

Gợi ý:

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái đã tái hiện lại sự kiện vua Quang Trung hành quân đánh bại quân Thanh. Trong đó, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với hình ảnh người anh hùng áo vải – vua Quang Trung. Ông hiện lên là một người có hành động mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng và tài dùng binh như thần. Trái ngược với đó, hình ảnh của những kẻ bán nước – vua tôi Lê Chiêu Thống và cướp nước – quân Thanh lại đầy thảm hại, bi đát. Đặc biệt, chúng ta không thể không kể đến thành công về nghệ thuật của văn bản. Lối kể chuyện xen với miêu tả, những đoạn đối thoại giúp cho sự việc được kể lại càng trở nên chân thực, sống động hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 67 Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 67 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *