Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 51 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 12: Thực hành tiếng Việt trang 51, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu đến bạn đọc với kiến thức hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51

Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu tham khảo sẽ được chúng tôi đăng tải để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51

Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ

Câu 1. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong các ngữ liệu dưới đây:

a. Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

(Quang Dũng, Tây Tiến)

b. Trời thu thay áo mới
Trong biếc, nói cười thiết tha

(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)

Hướng dẫn giải:

a. Biện pháp tu từ nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” góp phần gợi khung cảnh núi rừng hoang sơ, huyền bí với âm thanh dữ dội của tiếng thác hòa điệu với tiếng gầm của cọp  beo hợp thành một bản hòa tấu rùng rợn vang động núi rừng.

Tham khảo thêm:   Giáo án lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (4 Môn) Kế hoạch bài dạy lớp 10 năm 2022 - 2023

b. Biện pháp tu từ nhân hóa “Trời thu thay áo mới”: gợi khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi mới.

Câu 2. Làm rõ mục đích và cách tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

(Quang Dūng, Tây Tiến)

Hướng dẫn giải:

– Hình ảnh thật chân thực về binh đoàn Tây Tiến:

  • “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”: hóa chất bom đạn của kẻ thù đã làm cho mái tóc người lính không còn đẹp nữa, nhưng cũng có thể là người lính chủ động cắt tóc để thuận tiện cho sinh hoạt.
  • “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”: màu xanh của lớp áo ngụy trang lẫn với màu xanh của lá cây, nhưng đó cũng được hiểu là khuôn mặt xanh xao của người lính khi bị sốt rét rừng.

– Mạnh mẽ là thế, nhưng cũng có đôi lúc người lính cũng đầy thơ mộng

  • “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”: đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm
  • “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. nhớ đến những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch.

Câu 3. Cho biết biện pháp tu từ điệp ngữ đã được sử dụng như thế nào và đạt hiệu quả gì trong các đoạn thơ sau:

Tham khảo thêm:   Lịch sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82

a.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước Xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Quang Dũng, Tây Tiến)

b.

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ây
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)

Hướng dẫn giải:

a. Biện pháp tu từ điệp ngữ “dốc”, “ngàn thước” nhấn mạnh vào con đường hành quân gian nan, gập ghềnh của binh đoàn Tây Tiến.

b. Biện pháp tu từ điệp ngữ “tiếng ghi ta” gợi đến nghệ thuật của Lor-ca, nhấn mạnh nỗi xót xa, nghẹn ngào cho người nghệ sĩ cống hiến hết mình vì nghệ thuật.

Câu 4. So sánh cách sử dụng biện pháp tu từ đối trong các ngữ liệu dưới đây:

a. Gặp thời đồ điếu công thành dễ,
Lỡ vận anh hùng hận xót xa.
Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,
Tây binh khôn lối kéo Ngân Hà.

(Đặng Dung, Cảm hoài, Nguyễn Khắc Phi dịch)

b. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Hướng dẫn giải:

a.

– Câu 1 và câu 2: Đối ý:

  • “Gặp thời đồ điếu công thành dễ”: thời thế thuận lợi thì việc lập công dễ dàng.
  • “Lỡ vận anh hùng hận xót xa”: thời thế không thuận thì anh hùng cũng phải chịu thất bại, ôm hận.
Tham khảo thêm:   Top nhân vật 4 sao trong Honkai Star Rail

– Câu 3 và câu 4: Đối ngữ:

  • “Phò chúa dốc lòng nâng trục đất”: hành động thể hiện lòng trung thành
  • “Tẩy binh không lối kéo Ngân Hà”: hình ảnh ẩn dụ cho tài năng phi thường của tác giả

– Tác dụng: tạo cho bài thơ sự cân đối, nhịp nhàng; nhấn mạnh ý nghĩa của thời thế và khát vọng lập công danh của tác giả.

b.

– Câu 1 và câu 2: Đối thanh:

  • “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” – thanh bằng.
  • “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” – thanh trắc.

– Câu 1 và câu 2: Đối cảnh:

  • “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” gợi ra cảnh tượng gian khổ, mệt mỏi của đoàn quân.
  • “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” gợi ra cảnh tượng đẹp đẽ, thơ mộng của núi rừng.

– Tác dụng: Tạo sự tương phản giữa gian khổ và thơ mộng, Làm nổi bật sự vất vả của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 51 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *