Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 42 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, Wikihoc.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 42.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 42)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 42)

Tài liệu này sẽ dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 42)

Biện pháp tu từ

Câu 1. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Một ngày hòa bình
Anh không về nữa

Gợi ý:

  • Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh (thay cho từ chết).
  • Tác dụng: Giảm bớt đau thương trước sự mất mát, hy sinh của người lính.

Câu 2. Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ gắn với cụm từ “không về”.

Gợi ý:

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Tây Tiến, Quang Dũng)

Tham khảo thêm:   Mẫu quyết định thay đổi (bổ sung, rút) kháng nghị giám đốc thẩm Ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP

=> Biện pháp nói giảm nói tránh: “về đất”.

“Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im…”

(Bài hát Đất nước)

=> Biện pháp nói giảm nói tránh: “không về”.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Gợi ý:

a.

  • Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh với từ “nhắm mắt” (thay cho từ chết).
  • Tác dụng: Cách nói tế nhị, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ.

b.

  • Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh với từ “nghèo sức” (thay cho yếu ớt)
  • Tác dụng: Cách nói tế nhị, lịch sự.

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.

  • Điệp ngữ: “Có một người lính” nhằm nhắc nhở người đọc về hình ảnh người lính đã sống và chiến đấu để giành lại nền độc lập cho đất nước.
  • Điệp ngữ “Anh không về nữa” nhấn mạnh sự hy sinh của người lính cho đất nước, anh đã ra đi mãi mãi.
  • “Anh ngồi”: khiến hình ảnh người lính giống như một bức tượng giữa rừng Trường Sơn rộng lớn.
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Tết Real Khum

Nghĩa của từ

Câu 5. Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.

Gợi ý:

  • núi xanh: ý chỉ chiến trường
  • máu lửa: ý chỉ sự khốc liệt

Câu 6. Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ “xuân” trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

  • ngày xuân: mùa bắt đầu của một năm, thời tiết thường ấm áp, cây cối phát triển tươi tốt.
  • tuổi xuân: tuổi trẻ đầy tươi đẹp, sức sống.
  • đồng dao mùa xuân: vừa chỉ mùa xuân, nhưng còn mang ý tuổi trẻ của người lính.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 42 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *