Để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, các bạn học sinh sẽ cần chuẩn bị trước ở nhà. Hôm nay, Wikihoc.com mời các bạn học sinh tham khảo bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 25.
Kính mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 25)
Câu 1. Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý:
- quả: đứa con (họ được mẹ sinh ra, chăm sóc)
- quả non xanh: người còn trẻ, chưa trưởng thành
Câu 2. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
(Hoàng Trung Thông)
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Ánh nắng chảy)
- Tác dụng: Giúp tăng sức gợi hình cho sự diễn đạt, gợi ra hình ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên cạnh người cha và đứa con.
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:
a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… (Hồ Chí Minh)
b. Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…
(Hoàng Trung Thông)
c. Về đây mới thấy, sen xứng đáng để… ngợp. (Văn Công Hùng)
d. Nhưng… xin lỗi… – Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối – Tôi không thể…! (Brét-bơ-ry)
Gợi ý:
a. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.
b. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
c. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ
d. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Gợi ý:
– Mẫu 1: Hình ảnh “mặt trời” được tác giả Viễn Phương sử dụng trong bài thơ Viếng lăng Bác với ý nghĩa đặc biệt. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” – đó là mặt trời của tự nhiên chuyển động theo quy luật tuần hoàn của thời gian. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ, ví Bác như mặt trời có sức lan tỏa, soi sáng cuộc đời của người dân Việt Nam. Bác đã đem lại cuộc sống tự do cho nhân dân ta, thoát khỏi ách nô lệ.
– Mẫu 2: Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” với ý nghĩa đặc biệt: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Trước hết, “mặt trời” trong câu thơ trước là hình ảnh thực, chỉ mặt trời của tự nhiên, chiếu sáng cho vạn vật. Hằng ngày, mặt trời đó vẫn lặn và mọc theo chu kì tuần hoàn của vũ trụ. Còn “mặt trời” trong câu thơ sau là hình ảnh ẩn dụ, ý chỉ Bác Hồ. Ví Người như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. Không chỉ vậy, tác giả cũng muốn nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ. Chính Bác đã soi sáng con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam, lãnh đạo chúng ta đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do. Đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 25 – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 25 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.