Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 24 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức của tiếng Việt, trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8 sẽ có phần Thực hành tiếng Việt.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 24)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 24)

Wikihoc.com muốn giới thiệu bài Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 24. Bạn đọc hãy cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 24)

Trợ từ và thán từ

Câu 1. Tìm trợ từ trong các câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng.

a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh)

b. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. (Thanh Tịnh)

c. Các em đừng khóc. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà. (Thanh Tịnh)

d. Con Hiên không có áo à? (Thạch Lam)

e. Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư? (Thạch Lam)

Gợi ý:

a.

  • Trợ từ: chính
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự việc trong câu – lòng tôi đang có sự thay đổi lớn

b.

  • Trợ từ: cả
  • Tác dụng: Biểu thị về mức độ cao, có tính bao hàm

c.

  • Trợ từ: cơ mà
  • Tác dụng: Biểu thị thái độ ân cần, tình cảm
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Bài nói Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự - Cánh diều

d.

  • Trợ từ: à
  • Tác dụng: Biểu thị thái độ, tình cảm ngạc nhiên, xót xa.

e.

  • Trợ từ: ư
  • Tác dụng: Biểu thị mục đích, tình cảm với.

Câu 2. Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là trợ từ? Vì sao?

a. Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lê Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. (Thanh Tịnh)

b. Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người. (Thanh Tịnh)

c. Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. (Thanh Tịnh)

d. Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. (Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng Chủ biên)

Gợi ý:

  • Các trường hợp là trợ từ: a, c
  • Nguyên nhân: Từ cả biểu thị mức độ cao, rất đông người; Từ chính nhấn mạnh vào thời gian lúc này.

Câu 3. Tìm thán từ trong những câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a. A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây. (Thạch Lam)

b. Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. (Thạch Lam)

c. Ôi chào, sớm với muộn thì có ăn thua gì. (Thạch Lam)

d. Vâng, bà để mặc em… (Kim Lân)

e. Ô hay, thế là thế nào nhỉ? (Kim Lân)

Tham khảo thêm:   Thông tư 49/2018/TT-NHNN Quy định về tiền gửi có kỳ hạn

Gợi ý:

a.

  • Thán từ: A
  • Tác dụng: Biểu thị thái độ ngạc nhiên

b.

  • Thán từ: ừ
  • Tác dụng: Biểu thị thái độ đồng tình

c.

  • Thán từ: Ôi chao
  • Tác dụng: Biểu thị thái độ

d.

  • Thán từ: vâng
  • Tác dụng: Biểu thị lời đáp

e.

  • Thán từ: ô hay
  • Thán từ: Biểu thị thái độ

Câu 4. Trong các từ in đậm ở những câu dưới đây, từ nào là thán từ? Vì sao?

a. Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cảnh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. (Thanh Tịnh)

b. Ấy , rẽ lối này cơ mà. (Kim Lân)

c. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (Thanh Tịnh)

d. Này , thầy nó ạ. (Kim Lân)

  • Các thán từ ở câu: b, c
  • Nguyên nhân: Các từ ấy, này trong câu biểu thị thái độ, cảm xúc của người viết.

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) kể về một kỉ niệm của em, trong đó có sử dụng ít nhất một trợ từ hoặc một thán từ. Chỉ ra trợ từ (hoặc thán từ) trong đoạn văn đó.

Gợi ý:

Cuối tuần này, trường tôi tổ chức một buổi tham quan cho học sinh khối lớp sáu. Các thành viên trong lớp đều tham gia. Chuyến tham quan đến với khu di tích Cổ Loa. Khu di tích nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Sáu giờ ba phút, chúng tôi tập trung trên sân trường, điểm danh và lên xe. Bảy giờ, xe bắt đầu xuất phát. Trên xe, mọi người cùng trò chuyện rất vui vẻ. Xe đi có một tiếng là đến nơi. Sau khi xuống xe, chúng tôi tập trung theo từng lớp để đi tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên. Trước hết, học sinh toàn khối sẽ đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, các lớp sẽ đến thăm lần lượt các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mị Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mị Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lại được nghe các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu những kiến thức bổ ích. Đến trưa, chúng tôi sẽ tập trung lại ăn trưa theo lớp rồi được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn khối sẽ tập trung lại để tham gia một số hoạt động tập thể. Chúng tôi cảm thấy vui vẻ lắm. Chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 24 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *