Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 13 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp học sinh củng cố kiến, Wikihoc.com muốn giới thiệu bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 13, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 13)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 13)

Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu bài học. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 13)

Câu 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:

a.

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

b. Ngày vui ngắn chẳng đầy gang.

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

Gợi ý:

a. Nhấn mạnh vào tháng Năm ngày dài đêm ngắn, tháng Mười ngày ngắn đêm dài.

b. Cho thấy những ngày vui vẻ đều ngắn ngủi.

c. Nhấn mạnh sức mạnh của sự đồng lòng, hòa thuận của vợ chồng.

Câu 2. Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

a.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

(Ca dao)

Tham khảo thêm:   110 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết phần Phi kim Có đáp án

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

c.

Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

(Ca dao)

d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

Gợi ý:

– Nói quá: a, c

– Nói khoác: b, d

– Sự khác biệt:

  • Nói quá: Biện pháp tu từ có giá trị nghệ thuật.
  • Nói khoác: Nói những điều không có căn cứ thực tế, không có giá trị nghệ thuật.

Câu 3. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:

a. buồn nẫu ruột

b. rụng rời chân tay

c. cười vỡ bụng

d. mệt đứt hơi

Gợi ý:

a. Kết quả học kì I khiến tôi buồn nẫu ruột.

b. Sau khi nghe tin bà mất, ông ấy rụng rời chân tay.

c. Câu chuyện khiến cả lớp được một tràng cười vỡ bụng.

d. Tôi đã đi bộ hơn mười cây số nên cảm thấy mệt đứt hơi.

* Bài tập ôn luyện:

Viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

Gợi ý:

Mùa hè đến, trời nắng như đổ lửa. Đến chiều, thời tiết mới dịu hơn. Bỗng nhiên, từng mây đen kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Gió nổi lên cuốn theo những đám lá khô trên đường bay khắp nơi. Cây cố thì nghiêng ngả như sắp đổ vậy. Vậy là cơn mưa rào sắp đến. Mọi người đều hối hả hòa theo dòng người để tránh mưa. Chỉ một lúc sau, mưa đã rơi. Những hạt mưa rơi xuống khắp các mái nhà, vườn cây, con đường… Tiếng mưa rơi kêu rào rào nghe thật vui tai. Mưa càng lúc càng nặng hạt, những hạt nước mưa trong veo rơi xuống như trút nước. Những hạt nước ấy đang đem nguồn sống tươi mát cho vạn vật. Mưa độ tầm hơn một tiếng thì cũng ngớt dần. Những đám mây đen cũng tan biến dần theo những hạt mưa. Thành phố dường như bừng dậy một sức sống mới. Bầu trời thêm cao hơn và xanh hơn. Không khí cũng trở nên trong lành hơn. Tôi yêu biết bao những cơn mưa mùa hạ.

Tham khảo thêm:   Harry Potter: Wizards Unite đang thiếu ma lực của Pokémon Go?

Nói quá: Mùa hè đến, trời nắng như đổ lửa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 13 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *