Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 13 sách Kết nối tri thức tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 6, các bạn học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 13), thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 13)

Dấu câu

1. Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tỉnh.

– Câu văn sử dụng dấu chấm phẩy:

  • Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
  • Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

– Tác dụng của dấu câu: Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liên kết phức tạp.

Tham khảo thêm:   Thông tư 24/2013/TT-BTC Chính sách thu điều tiết đối với sản phẩm lọc dầu và hoá dầu tiêu thụ trong nước của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên lọc hoá dầu Bình Sơn

2. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

Gợi ý:

Cuối tuần, trường tôi tổ chức một buổi tổng vệ sinh. Cô tổng phụ trách đã phổ biển đến các cán bộ lớp về công việc cần làm. Đầu tiên, mỗi khối lớp sẽ được phân công dọn dẹp các khu vực khác nhau trong trường. Sau đó, từng lớp học lại có trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh phòng học của lớp mình. Các đồ dùng cần thiết cho buổi lao động đều được nhà trường cung cấp đầy đủ: chổi, thùng rác, khăn lau… Sau đó, mỗi khối lớp đến khu vực được phân công để dọn dẹp. Học sinh nào cũng hăng say làm công việc mình được giao. Tất cả những giấy rác đều được chúng tôi gom vào một chiếc túi bóng to; chúng sẽ được vận chuyển tới nơi xử lý rác thải. Sau khi tổng vệ sinh các khu vực chung của trường xong, các lớp sẽ trở về phòng học để dọn dẹp. Dù đã rất mệt nhưng các thành viên trong lớp tôi vẫn rất hào hứng dọn dẹp. Bạn thì quét dọn lớp học; bạn thì lau bàn ghế, quạt trần. Chỉ khoảng một tiếng là lớp học của chúng tôi đã sạch sẽ. Buổi lao động đã kết thúc, còn trường học thì trở nên vô cùng sạch sẽ.

Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Bạn thì quét dọn lớp học; bạn thì lau bàn ghế, quạt trần.

Xem thêm: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy

Nghĩa của từ

3. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Thủy Tinh còn được gọi là “Thần Nước”. Trong tiếng Việt có nhiều từ có yếu tố thuỷ có nghĩa là “nước”. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

  • sơn thủy: sông núi, phong cảnh.
  • thủy thủ: người làm việc trên tàu thuyền.
  • thủy mặc: nước và mực tàu.
  • thủy sản: sản vật ở dưới nước, có giá trị kinh tế như cá, tôm, hải sâm…
  • thủy cung: cung điện ở dưới nước.
Tham khảo thêm:   Phím tắt AutoCAD và các lệnh Tổng hợp phím tắt AutoCAD, lệnh CAD

4. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô – gọi, mưa – gió, oán – thù, nặng – sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.

– Giải thích:

  • Hô mưa gọi gió: có năng lực siêu nhiên, phi thường.
  • Oán nặng thù sâu: thù hận sâu sắc, không bao giờ quên.

– Một số thành ngữ: dầm mưa dãi nắng, góp gió thành bão, chân cứng đá mềm, cả gió tắt đuốc, ăn cháo đá bát, chắc rễ bền cây, chị ngã em nâng, chó treo mèo đậy, chuối sau cau trước, cũ người mới ta…

Biện pháp tu từ

5. Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

– Biện pháp tu từ:

  • Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
  • Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
  • Tác dụng: nhấn mạnh tài năng phi thường, sức mạnh vô địch của Sơn Tinh, Thủy Tinh.

* Bài tập ôn luyện thêm:

Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ.

Tham khảo thêm:   Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị 2 Mẫu báo cáo thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW

Gợi ý:

Mỗi lần về thăm quê, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Sáng sớm, bầu không khí thật trong lành. Từ phía đông, ông mặt trời đã thức dậy sau một đêm dài nghỉ ngơi. Xa xa, những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như đang nhảy múa. Con đường làng vẫn còn vẳng vẻ. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở trên bờ đê. Vài cánh cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi. Mỗi người một công việc của mình, ai cũng thật bận rộn. Một không khí tươi vui hòa quyện tạo ra một bức tranh làng quê thật yên bình và tràn đầy sức sống. Khi ngắm nhìn khung cảnh này, em thêm yêu biết bao quê hương của mình.

  • Nhân hóa: Từ phía đông, ông mặt trời đã thức dậy sau một đêm dài nghỉ ngơi.
  • So sánh: Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như đang nhảy múa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 13 sách Kết nối tri thức tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *