Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 13 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được Wikihoc.com đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Câu 1. Màu xanh được miêu tả trong các đoạn thơ có gì đặc biệt?

a. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ)

b. Ta còn em một màu xanh thời gian
Một màu xám hư vô
Chợt nhòe
Chợt hiện

(Phan Vũ, Hà Nội – Phố)

c. Trời thì xanh như rút ruột mà xanh
Cây thì biếc như vặn mình mà biếc

(Thi Hoàng, Ở giữa cây và nền trời)

d. Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Hướng dẫn giải:

a. Màu xanh mơn mởn của khu vườn, “xanh như ngọc” giàu hình ảnh, có sức biểu cảm

Tham khảo thêm:   Luật Tổ chức Quốc hội 2020 Luật số 65/2020/QH14

b. Màu xanh ở đây được hiểu theo nghĩa chuyển, thời gian vẫn còn nhiều.

c. Màu xanh hiện ra với sắc độ đậm đặc, thể hiện qua cách diễn đạt vô cùng cảm xúc

d. Màu xanh của thảm cỏ trải dài đến chân trời

Câu 2. Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: ngân hàng + X ( như ngân hàng đề thi,… ). Hãy tìm thêm những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình này.

Hướng dẫn giải:

bệnh viện + x (bệnh viện máy tính,…)

trí tuệ + x (trí tuệ nhân tạo,…)

Câu 3. Cho câu sau:

Nê-pan (Nepal) có 8 ngọn núi cao nhất thế giới, nổi tiếng với các vùng ngoại ô, công viên quốc gia, những cánh rừng tuyệt đẹp, phù hợp với hoạt động thám hiểm, du lịch, đi bộ đường dài (trekking).

(Minh Huyền, Nê-pan cấm du khách trekking một mình, https://tuoitr.vn/nepal-cam-du-khach-trekking-mot-minh-202303141316296.htm )

a. Vì sao người viết lại sử dụng từ trekking mà không phải là một từ ngữ tiếng Việt có nghĩa tương đương trong tiêu đề và bài viết?

b. Tìm thêm những từ ngữ tiếng nước người trong lĩnh vực du lịch.

c. Theo bạn, việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài này có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Vì sao bạn nhận xét như vậy?

Hướng dẫn giải:

a. Trong tiếng Việt không có từ ngữ tương đương, trong ngữ liệu, người viết đã sử dụng một loạt cụm từ “hoạt động thám hiểm, đi bộ đường dài, du lịch” để nói về “trekking”.

Tham khảo thêm:   Lịch chiếu phim Bên Trong Vỏ Kén Vàng

b. Dưới đây là một số từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành du lịch mà bạn có thể gặp phải: homestay, farmstay, hiking,…

c. Việc sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài trong lĩnh vực du lịch có thể ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 4. Vì sao có nhiều từ ngữ tiếng nước ngoài (như album, email, file,…) được người Việt ưa dùng trong nhiều bối cảnh giao tiếp, trong khi vẫn có giải pháp thay thế (ví dụ: dùng tập ảnh thay cho album, thư điện tử thay cho email, tập tin thay cho file)?

Hướng dẫn giải:

Các từ ngữ này đã trở nên thông dụng, có tính chất quốc tế và dần trở thành bộ phận trong ngôn ngữ của người Việt.

Câu 5. Xác định ý nghĩa của từ ngữ được in đậm trong các trường hợp sau. Trong các trường hợp này, trường hợp nào từ ngữ được dùng theo nghĩa mới?

a. Nơi đây, vào mùa đông lạnh giá, các dòng sông đóng băng và những ngọn núi phủ tuyết trắng xóa tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng.

b. Đây là nguyên nhân chính khiến cho thị trường bất động sản đóng băng.

Hướng dẫn giải:

a. “đóng băng” kết đọng lại thành từng mảng lớn ở nơi có khí hậu lạnh

b. “đóng băng” ngừng hẳn, không tiến triển, không hoạt động được do chịu tác động nào đó (nghĩa mới hơn)

Tham khảo thêm:   Thông tư quy định nội dung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam

Câu 6. Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở đoạn trích sau (chú ý các cụm từ/ câu được in đậm):

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang

(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)

Hướng dẫn giải:

tiếng ghi ta được hình dung có màu sắc, như cơ thể sống, có thể chôn cất.

* Từ đọc đến viết

Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 13 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *