Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 127 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 127, với những kiến thức hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127

Câu 1. Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau:

Đặc điểm

Ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói

Phương tiện thể hiện

Chữ viết, hệ thống dấu câu và các kí hiệu văn tự

Được thể hiện bằng lời nói, đa dạng về ngôn ngữ, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói

Từ ngữ

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương

Thường dùng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,…

Câu

Câu dài, nhiều thành phần nhưng nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ

Thường dùng cả câu tỉnh lược, có yếu tố dư thừa, trùng lặp

Phương tiện kết hợp

Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,…

Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…

Tham khảo thêm:   Cách mở khóa cửa trong Smushi Come Home

Câu 2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của bi kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đồ là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)

b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Tô Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)

Gợi ý:

a.

– Sử dụng hệ thống từ ngữ liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch), không sử dụng khẩu ngữ hay từ ngữ địa phương.

– Sử dụng câu dài, mạch lạc và được tổ chức chặt chẽ.

b.

– Sử dụng từ ngữ chọn lọc liên quan đến bi kịch và vở kịch Vũ Như Tô (hành động làm nảy sinh xung đột bi kịch), không sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 10: Speaking Soạn Anh 10 trang 114, 115 sách Kết nối tri thức

– Sử dụng câu dài được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

Câu 3. Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:

a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài đẹp hết sảy.

b. Hành động kì cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối nùi.

c. Đường bay quốc tế đã mở tung, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.

d. Bà ấy đói quá nên xơi tất tần tật các món ăn trên bàn.

Gợi ý:

a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài rất đẹp.

B. Hành động kì quặc của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối bời.

c. Đường bay quốc tế đã mở cửa, du khách nước ngoài có thể đến Việt Nam du lịch.

d. Vì bà ấy quá đói nên đã ăn hết các món ăn trên bàn.

Câu 4. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong đoạn trích sau:

Vũ Như Tô – Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu.

Đan Thiềm (thở hổn hển) – Nguy đến nơi rối… Ông Cả!

Vũ Như Tô – Lạ chưa, nguy làm sao? Đại Cửu Trùng chia năm đã được một phần.

Đan Thiềm – Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.

Vũ Như Tô – Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi nên đi đâu. Làm gì phải trốn?

Tham khảo thêm:   Top app tải nhạc miễn phí trên Android

Đan Thiềm – Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!

Vũ Như Tô – Làm sao tôi cần phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đi trốn, thế nghĩa là gì?

(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô)

Gợi ý:

Ngôn ngữ viết nhưng sử dụng nhiều câu tỉnh lược, khẩu ngữ góp phần thể hiện tình huống nhanh, gấp gáp.

Từ đọc đến viết

Từ việc đọc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 127 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *