Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com muốn cung cấp tài liệu vô cùng hữu ích là Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 110.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116

Nội dung chi tiết của tài liệu học tập lớp 11 được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110

Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Từ “Hồn Trương Ba: Ta…ta…đã bảo mày im đi” đến “Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng): Trời!) ở các trang 104 – 105.

– Lời đối thoại của hồn Trương Ba và xác hàng thịt, giàu tính khẩu ngữ

– Cách xưng hô: ta – mày, tôi – ông

– Thán từ: nhỉ, này, hà hà, nào, trời

– Sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt: “Không! Không!”; “Có thật thế không?”, “Im đi!”,…

– Kết hợp với cử chỉ điệu bộ: bịt tai lại, lắc đầu, buồn rầu, thì thầm, như tuyệt vọng.

Câu 2. Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau:

a. Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới. Tôi không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kì tài đời này không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có thời đại phong phủ như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. (Hoài Thanh)

Tham khảo thêm:   Mẫu tranh vẽ phòng chống ma túy Vẽ tranh cổ động phòng chống ma túy

b. Việc Nguyễn Du sử dụng tiếng mẹ đẻ để viết “Truyện Kiều” được hậu thể đánh giả rất cao. Như con ong hút nhụy của muôn loài hoa để làm mật, nghệ sĩ Tổ Như đã kết hợp nhuần nhuyễn vốn ngôn ngữ dân gian và vốn ngôn ngữ bác học để tạo nên ngôn ngữ “Truyện Kiều” “như làm bằng ánh sáng vậy” (Nguyễn Đình Thi), “là một viên ngọc quý cơ hồ không có vết, là một tiếng đàn lạ không bao giờ lỡ nhịp, ngưng cung” (Hoài Thanh). (Hoàng Hữu Yên)

Gợi ý:

a.

– Chú thích tác giả: nhà phê bình văn học Hoài Thành

– Câu văn dài, được diễn đạt mạch lạc, giàu ý nghĩa.

– Các câu có sự liên kết về nội dung, hình thức

b.

– Chú thích tác giả: Hoàng Hữu Yên

– Các câu văn dài, diễn đạt mạch lạc về vấn đề Nguyễn Du sử dụng tiếng mẹ đẻ viết Truyện Kiều được mọi người đánh giá cao.

– Sử dụng biện pháp tu từ, giàu hình ảnh “như con ong hút nhụy…”

Câu 3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hẳn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… (Nam Cao)

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 4 Bài 4: Tìm kiếm và trao đổi thông tin Giải Tin học lớp 4 Kết nối tri thức trang 18, 19, 20, 21

Đặc điểm ngôn ngữ nói:

  • Giàu tình khẩu ngữ: cách gọi “hắn”, “Mẹ kiếp”, “A ha”,…
  • Câu văn ngắn, thường là câu rút gọn hoặc đặc biệt: “Có hề gì?”, “Tức thật!”, “Thế có phí rượu không?”, “Có mà trời biết!”,…

Câu 4. Dựa vào nội dung truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao), hãy viết một đoạn kịch ngắn hoặc một đoạn đối thoại giữa các nhân vật thể hiện được những đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 110 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *