Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thư viện biết đi (trang 80) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 28 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Thư viện biết đi giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, viết, luyện tập và đọc mở rộng củaBài 18 chủ đề Giao tiếp và kết nối SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 80, 81, 82, 83.

Qua đó, còn giúp các em viết câu về đồ dùng học tập. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc – Bài 18: Thư viện biết đi

Khởi động

Bức tranh vẽ cảnh gì? Mọi người trong tranh đang làm gì?

Thư viện biết đi

Gợi ý trả lời:

Bức tranh vẽ cảnh tại một thư viện. Mọi người đang đọc sách.

Trả lời câu hỏi

1. Mọi người đến thư viện để làm gì?

2. Những thư viện sau được đặt ở đâu?

Thư viện biết đi

3. Vì sao các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”?

4. Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

1. Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

2. Những thư viện sau được đặt ở:

  • Thư viện Ha-pô của Đức – đặt trên một con tàu biển.
  • Nhiều thư viện ở Phần Lan – đặt trên những chiếc xe buýt cũ.
  • Một thư viện ở Châu Phi – đặt trên lưng lạc đà.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105) Bài 18: Bạn bè bốn phương - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2

3. Thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”? vì:

  • Thư viện nằm trên con tàu khổng thì có thể chở được 500 hành khách và đã từng đi qua 45 nước trên thế giới.
  • Thư viện nằm trên những chiếc xe buýt cũ thì chạy khắp các thành phố lớn.
  • Thư viện đặt trên lưng lạc đà thì có thể băng qua sa mạc đến với người đọc.

4. Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng có thể mang sách đến với nhiều người đọc ở rất nhiều nơi.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Luyện tập theo văn bản đọc

a. Từ ngữ chỉ sự vật

b. Từ ngữ chỉ hoạt động

2. Em sẽ nói gì với cô phụ trách ở thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện?

Thư viện

Gợi ý trả lời:

1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

a. Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, xe buýt, tàu biển, lạc đà

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: nằm im, băng qua, đọc

2. Em sẽ nói với cô phụ trách ở thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện:

  • Cháu có thể mượn cuốn sách này ở thư viện về nhà được không cô?
  • Cháu có thể mượn cuốn sách này ở thư viện trong bao lâu? Cháu mang về nhà được không?

Soạn bài phần Viết – Bài 18: Thư viện biết đi

1. Nghe – viết: Thư viện biết đi (từ Ở Phần Lan đến người đọc).

2. Tìm 2 từ ngữ

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d (M: dìu dắt)

b. Chứa tiếng bắt đầu bằng gi (M: giảng giải)

3. Chọn a hoặc b

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông:

Phòng học là ⬜iế áo
Bọc ⬜úng mình ở ⬜ong
Cửa sổ là ⬜iếc túi
⬜e ⬜ắn ngọn gió đông

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)

b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm

– Sách giúp chúng em rộng hiêu biết.

– Cô phụ trách ở thư viện hướng dân các bạn đê sách vào đúng chô trên giá.

Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen Giải bài tập Hóa 11 trang 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106

Gợi ý trả lời:

1. Nghe – viết: Thư viện biết đi

Thư viện biết đi

Ở Phần Lan, có hàng trăm “thư viện di động” trên những chiếc xe buýt cũ, chạy khắp các thành phố lớn. Ở Châu Phi, một người thủ thư đã đặt thư viện trên lưng một con lạc đà. Nhờ thế, những cuốn sách có thể băng qua sa mạc để đến với người đọc.

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: di động, lạc đà, sa mạc,…

2. Tìm 2 từ ngữ

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d: dạt dào, dạy dỗ

b. Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: giỏi giang, giãy giụa

3. Chọn a

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông:

Phòng học là chiếc áo
Bọc chúng mình ở trong
Cửa sổ là chiếc túi
Che chắn ngọn gió đông

Soạn bài phần Luyện tập – Bài 18: Thư viện biết đi

Luyện từ và câu

1. Chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu dưới đây:

a. Đèn sáng quá⬜

b. Ôi, thư viện rộng thật⬜

c. Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện⬜

2. Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?

a. Sách báo tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c. Học sinh lớp 1 lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hàng tuần.

3. Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy.

Gợi ý trả lời:

1. Chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu dưới đây:

a. Đèn sáng quá!

b. Ôi, thư viện rộng thật!

c. Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện.

2. Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?

a. Sách báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai, bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

Tham khảo thêm:   Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 15

c. Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hàng tuần.

3. Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy: Vườn nhà em trồng rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc và cả hoa hướng dương nữa.

Luyện viết đoạn

1. Nói về một đồ dùng học tập của em.

Đồ dùng học tập của em

2. Viết 4-5 câu về một đồ dùng học tập đã nói ở trên.

Đồ dùng học tập của em

Gợi ý trả lời:

1. Một đồ dùng học tập của em: cái bút chì.

2.Mẫu 1: Cây bút chì của em màu hồng đậm. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Em dùng cây bút chì để vẽ tranh. Mỗi khi vẽ tranh, em gọt cho đến khi lộ ra ngòi chì dài đủ dùng, vì ngòi bút chì dài quá thì dễ bị gãy. Cây bút vẽ thật sướng tay.

Mẫu 2: Đây là chiếc hộp bút mà em rất thích. Nó được làm bằng vải, màu cam, có hình thêu rất xinh xắn. Hộp bút là ngôi nhà của các đồ dùng học tập như thước kẻ, bút chì, bút mực, tẩy, giúp các đồ vật được sắp xếp ngăn nắp. Em thường giữ gìn hộp bút rất cẩn thận và thường xuyên giặt để hộp bút luôn sạch sẽ.

Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 18: Thư viện biết đi

1. Tìm đọc một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.

Cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây

2. Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập.

Phiếu đọc sách

Gợi ý trả lời:

1. Ví dụ sách: Tốt-tô-chan Cô bé bên cửa sổ.

2. Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập

– Ngày 19/03/2021

– Tên sách: Tôt-to-chan

– Điều em thích nhất: Tôt-to-chan là một cô bé được sinh gia trong một gia đình hạnh phúc, tuy nhiên với bản tính nghịch ngợm và hiếu động kỳ lạ của mình em đã buộc phải thôi học khi mới vừa lên sáu tuổi. Nhưng sau đó, mẹ đã chuyển em đến học ở một ngôi trường đặc biệt, ở ngôi trường này mỗi học sinh có thể làm những điều mà mình thích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thư viện biết đi (trang 80) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 28 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *