Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thời gian Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 72 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 12: Thời gian, sẽ hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.

Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình
Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình

Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Soạn bài Thời gian

1. Chuẩn bị

– Tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, quê ở tỉnh Nam Đinh, sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng và khởi đầu sự nghiệp sáng tác ở đây. Ông là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ; có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền tân nhạc Việt Nam. Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trước đây) và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hiện nay). Thơ của ông có số lượng không nhiều, nhưng thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo, phần lớn được in trong các tập Lá (1988), Tuyển tập Văn Cao – Thơ (1994).

– Cảm nhận: hình thức của bài thơ độc đáo, nội dung trừu tượng,…

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Toán lớp 1 Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học

– Kỉ niệm khó quên như: thời gian được gắn bó bên người thân yêu,…

– Những câu nói trên đều đề cao vai trò của thời gian,…

2. Đọc hiểu

Thời gian được hình dung như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Thời gian chảy trôi không ngừng.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dòng thơ đầu tiên cho thấy tác giả có cảm nhận như thế nào về thời gian?

Hướng dẫn giải:

Thời gian như một dòng nước trôi chảy không ngừng, con người không thể níu kéo, không thể nắm giữ.

Câu 2. Thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới tự nhiên nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng? Ảnh hưởng đó đem lại cảm xúc gì?

Hướng dẫn giải:

– Thời gian có thể xóa nhòa tất cả, tàn phá cuộc đời con người.

– Đối với nhân vật trữ tình: “Kỉ niệm trong tôi rơi như tiếng sỏi” ý chỉ kỉ niệm hiện về nhưng không để lại âm thanh gì vì lòng giếng đời người đã cạn. Khi lòng giếng bị lấp đầy cũng là lúc kỷ niệm biến mất cùng khói sương.

– Cảm xúc: tiếc nuối, buồn bã

Câu 3. Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho điều gì? Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả về mối tương quan giữa thời gian và ý nghĩa của những hình ảnh đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho cái đẹp trường tồn của nghệ thuật
  • Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả: tin tưởng vào sự trường tồn vĩnh cửu của nghệ thuật
Tham khảo thêm:   Giáo án Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Công nghệ trồng trọt 10

Câu 4. Em hiểu dụng ý của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối thế nào? Hãy giải thích cách hiểu của em.

Hướng dẫn giải:

Dụng ý nghệ thuật: “Đôi mắt em như hai giếng nước” tượng trung cho người con gái mà tác giả yêu thương, luôn tồn tại cùng với thời gian đó là sự đẹp đẽ và tình yêu của con người.

Câu 5. Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Hướng dẫn giải:

  • Hình ảnh mang tính tượng trưng: chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, đôi mắt, hai giếng nước.
  • Tác dụng: góp phần thể hiện quan niệm, tư tưởng của tác giả,…

Câu 6. Bài thơ đem đến cho em những suy nghiệm gì về cuộc sống?

Hướng dẫn giải:

Suy nghiệm: thời gian là không ngừng biến chuyển, con người cần biết trân trọng cuộc sống,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thời gian Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 72 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *