Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thiên Trường vãn vọng Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 43 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Thiên Trường vãn vọng (Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8. Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh bức tranh làng quê trầm lặng nhưng không đìu hiu, mà vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với thiên nhiên.

Soạn bài Thiên trường vãn vọng 
Soạn bài Thiên trường vãn vọng

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thiên Trường vãn vọng. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo để có thêm những kiến thức hữu ích ngay sau đây.

Sơ đồ tư duy Thiên Trường vãn vọng

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng

Trước khi đọc

Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Gợi ý:

  • Ý kiến cá nhân: Có/Không
  • Nguyên nhân: Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, lãng mạn…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Tham khảo thêm:   Pokémon GO: Phải làm gì khi có nhiều Pokemon giống nhau?

– Yếu tố:

  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
  • Cách gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau (yên, biên, điền)
  • Bài thơ viết theo luật trắc.

Câu 2. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

  • Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian: buổi chiều tà – thời điểm kết thúc của một ngày.
  • Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Làng quê được bao trùm bởi sương khói mờ ảo, vạn vật nghỉ ngơi.

Câu 3. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống: Bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình, giản dị nhưng vẫn có sự sống mà không đìu hiu, vắng vẻ.

Câu 4. Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

  • Không gian thôn xóm: Chìm vào màn sương khói chiều mờ ảo.
  • Không gian cánh đồng: Mục đồng thổi sáo, đàn trâu trở về, cò liệng xuống cánh đồng.

Câu 5. Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Kể lại truyện Thần Trụ Trời (2 Mẫu) Truyện Thần thoại Việt Nam

Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đang chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên của làng quê và nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, từ đó có thể thấy được tình yêu mến và gắn bó sâu sắc với quê hương.

Câu 6. Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

– Vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình: câu thơ gợi khung cảnh đồng quê thanh bình, mở ra liên tưởng về những mùa vụ ấm no, sự sống yên bình

– Vẻ đẹp của tâm hồn tác giả: tình yêu thương bao trùm vạn vật, trân trọng và nâng niu vẻ đẹp cuộc sống,…

Câu 7. Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Hình ảnh một vị vua thường gắn với chốn hoàng cung sa hoa và lộng lẫy, có kẻ hầu người hạ xung quanh. Nhưng không gian được miêu tả trong bài thơ lại mang vẻ giản dị, thanh bình của một làng quê. Có thể thấy được rằng, tác giả là một người yêu thiên nhiên, trân trọng quê hương.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Dọc đường xứ Nghệ (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Gợi ý:

Nhan đề “Thiên Trường vãn vọng” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Dịch nghĩa ra có thể hiểu đơn giản như sau ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà. Để hiểu rõ nhan đề bài thơ cần đặt trong hoàn cảnh sáng tác. Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay) và đã sáng tác ra bài thơ. Nhan đề gợi mở về thời gian, không gian được nhắc đến. Thời gian lúc này là buổi chiều là khoảng thời gian kết thúc của một ngày, khi mọi vật đều trở về để nghỉ ngơi. Còn không gian là ở phủ Thiên Trường – nơi quê hương của tác giả. Từ “vọng” đã miêu tả hành động của nhân vật trữ tình, đang phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên. Có thể thấy, tác giả đang chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên của làng quê và nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, từ đó có thể thấy được tình yêu mến và gắn bó sâu sắc với quê hương.

Xem thêm: Cảm nhận về nhan đề hoặc hình ảnh đặc sắc trong Thiên Trường vãn vọng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thiên Trường vãn vọng Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 43 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *