Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 96 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Có nhiều vấn đề cần trong cuộc sống cần được thảo luận. Vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị để buổi thảo luận diễn ra tốt nhất. Hôm nay, Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Thảo luận nhóm về một vấn đề, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề
Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề

Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo để giúp ích cho quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề

1. Định hướng

Ở bài 3, các em đã được học và luyện tập cách thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi. Bài này tiếp tục rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm. Để thực hành thảo luận nhóm, các em cần xem lại nội dung mục Định hướng ở Bài 3 (trang 77)

2. Thực hành

Đề bài: Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Ý kiến của em như thế nào? Hãy thảo luận về vấn đề đã nêu.

Tham khảo thêm:   GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật Giải Giáo dục công dân 9 trang 67

a. Chuẩn bị

– Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” ở Bài 1 và các yêu cầu phân tích nhân vật Võ Tòng đã nêu ở phần kết.

– Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa kể chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật.

– Xác định điểm thống nhất, điểm còn gây tranh cãi.

– Chuẩn bị các phương tiện như video, tranh, ảnh… và máy chiếu, màn hình.

b. Tìm ý và lập dàn ý

  • Mở bài: Nêu vấn đề
  • Nội dung chính: Phân tích vấn đề
  • Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

c. Nói và nghe

  • Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận.
  • Các cá nhân dựa vào dàn ý, nêu ý kiến trước nhóm hoặc lớp.
  • Nhóm trưởng tổng kết điểm thống nhất và khác biệt.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

  • Người nói: Xem xét nội dung ý kiến đã đủ chưa, rút kinh nghiệm về cách phát biểu.
  • Người nghe: Hiểu đúng, tóm tắt thông tin từ người nói; Nêu câu hỏi nếu chưa thấy rõ, trao đổi những ý kiến cảm thấy chưa đúng.

* Hướng dẫn:

– Giống nhau: Đều dựa vào sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản.

– Khác nhau:

  • Kể lại câu chuyện về nhân vật: Kể lại diễn biến các sự việc đã xảy ra với nhân vật Võ Tòng.
  • Phân tích đặc điểm nhân vật: Phân tích các đặc điểm tên gọi, tuổi tác, xuất thân, ngoại hình, tính cách… của nhân vật Võ Tòng; Nêu nhận xét về nhân vật này.
Tham khảo thêm:   Thông tư 06/2018/TT-BCA Quy định tiêu chuẩn thi đua trong chấp hành án phạt tù cho phạm nhân

* Bài mẫu:

Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Theo em, ý kiến trên là không đúng đắn.

Đầu tiên cần hiểu được khái niệm kể lại câu chuyện và phân tích đặc điểm nhân vật. Kể lại câu chuyện về nhân vật là dựa vào các sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện liên quan đến nhân vật, thuộc loại văn bản tự sự. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là trình bày những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm…, từ đó nêu nhận xét về nhân vật đó, thuộc kiểu văn bản nghị luận.

Việc kể lại câu chuyện hay phân tích đặc điểm đều dựa vào sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản. Tuy nhiên, trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nếu chỉ kể lại câu chuyện về cuộc đời Võ Tòng, thì chúng ta chỉ cần kể lại diễn biến câu chuyện. Từ việc ông Hai đến thăm Võ Tòng, quá khứ của nhân vật này cũng như cuộc trò chuyện của Võ Tòng và ông Hai. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng, chúng ta cần trình bày những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật như về lai lịch, xuất thân, ngoại hình, hành động và tích cách của nhân vật. Từ đó, người viết sẽ đưa ra đánh giá về nhân vật này.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Như vậy, ý kiến nhận định trên là chưa đúng đắn, cho thấy người nhận xét chưa hiểu rõ được bản thân của vấn đề.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề – Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 96 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *