Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 6 sách Kết nối tri thức 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nguyễn Trãi không chỉ là một danh nhân quân sự mà còn là một tác gia lớn của nền văn học Trung đại Việt Nam. Wikihoc.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 10: Tác gia Nguyễn Trãi, sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho các bạn học sinh.

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi
Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi

Các bạn học sinh lớp 10 sẽ tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi – Mẫu 1

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn hãy kể tên một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Một số tác giả: Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Ngũ Lão…

Câu 2. Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.

Gợi ý:

– Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

– Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

– Tuy Phạm Ngũ Lão là một tướng võ nhưng lại thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài.

– Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa vào những thông tin trong văn bản, hãy nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.

Tham khảo thêm:   Call of Duty: Black Ops Cold War - Mọi điều bạn cần biết

– Xuất thân: Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) – một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

– Cuộc đời gắn với số phận của dân tộc: Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là quân sư cho Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, có nhiều cống hiến đối với sự phát triển của đất nước…

Câu 2. Điều gì đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?

Điều đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: Tình yêu dành cho nhân dân, khát vọng xây dựng một đất nước độc lập, thái bình, hưng thịnh.

Câu 3. Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.

Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa với thiên nhiên.

Câu 4. Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?

  • Nguyễn Trãi là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”.
  • Ngòi bút của nhà thơ chứa đựng sự ưu tư, nỗi buồn sâu sắc, thất vọng trước thực tại.

=> Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, giàu lòng yêu nước thương dân.

Câu 5. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?

– Văn chính luận của Nguyễn Trãi có sức thuyết phục mạnh mẽ.

– Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:

  • Vận dụng một cách triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên.
  • Bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự
  • Kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng
  • Cách lập luận và bố cục chặt chẽ
  • Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn thêm bạn bè trong Thiện Nữ Mobile

Câu 6. Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.

  • Nguyễn Trãi – cuộc đời và tác phẩm (NXB Văn học)
  • Nguyễn Trãi – thơ và đời (NXB Văn học)

Kết nối đọc – viết

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

Gợi ý:

– Bài thơ Cảnh ngày hè:

Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

– Đoạn văn giới thiệu bài thơ:

Cảnh ngày hè là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập” – một tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên ngày hè, từ đó cho thấy được tâm hồn của Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bài thơ có bố cục gồm hai phần. Sáu câu thơ đầu là bức tranh cảnh ngày hè hiện lên với vẻ đẹp của thiên nhiên tươi tắn, tràn đầy sức sống và bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú. Hai câu thơ sau là tâm trạng cũng như mong ước của tác giả, dù ở ẩn nhưng ông vẫn lo lắng cho đất nước, nhân dân. Bài thơ cũng thể hiện được phong cách nghệ thuật, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi – Mẫu 2

1. Cuộc đời

– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai.

– Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi Công nghệ thông tin Mô đun 4 Tiểu học Đáp án 32 câu hỏi phần CNTT Module 4.0

– Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) – một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

– Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mát đau thương: mất mẹ khi mới năm tuổi, ông ngoại qua đời khi mười tuổi.

– Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ.

– Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi ghi nhớ lời cha để trả nợ nước, thù nhà.

– Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, ông tìm đến nghĩa quân Lam Sơn, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nghĩa quân.

– Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược.

– Nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.

– Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp

– Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới thời Lê… Tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm này là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

– Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập đã ghi lại hình ảnh người anh hùng vĩ đại cũng vừa là con người trần thế.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 6 sách Kết nối tri thức 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *