Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Sự tích thành Cổ Loa (trang 14) Bài 11: Cảnh đẹp non sông – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Sự tích thành Cổ Loa sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về so sánh, dấu ngoặc kép, đố vui về cảnh đẹp trang 14, 15, 16 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 4: Sự tích thành Cổ Loa – Bài 11: Cảnh đẹp non sông của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Đọc: Sự tích thành Cổ Loa

Đọc hiểu

Câu 1: Qua đoạn 1, em biết điều gì về vua An Dương Vương?

Gợi ý trả lời:

Qua đoạn 1, em biết vua An Dương Vương là người lập nên nước Âu Lạc, sau khi đánh thắng nhà Tần, nhà vua cho xây thành để đề phòng giặc phương Bắc.

Tham khảo thêm:   Top mục tiêu nghề nghiệp hay nhất

Câu 2: Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua gặp khó khăn gì?

Gợi ý trả lời:

Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua không thuận lợi, thành cứ đắp cao lên là lại đổ xuống.

Câu 3: Ai đã giúp nhà vua diệt trừ yêu quái, xây Loa Thành?

Gợi ý trả lời:

Thần Kim Quy đã giúp nhà vua diệt trừ yêu quái, xây Loa Thành.

Câu 4: Thần Kim Quy làm gì và nói gì với nhà vua trước khi chia tay?

Gợi ý trả lời:

Trước khi chia tay, Thần Kim Quy rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.”.

Luyện tập

Câu 1: Các dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng để làm gì?

Gợi ý trả lời:

Các dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng để đánh dấu đó là lời nói của nhân vật.

Câu 2: Viết lại các câu dưới đây thành câu có hình ảnh so sánh bằng cách thêm vào sau từ được in đậm những từ ngữ phù hợp:

a) Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên.

b) Vừa tan sương thì có một con rùa vàng lớn bơi vào bờ.

Mẫu: Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng như mây hiện lên.

Gợi ý trả lời:

Tham khảo thêm:   Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí (3 mẫu) Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

a) Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng như tuyết hiện lên.

b) Vừa tan sương thì có một con rùa vàng lớn như chiếc thuyền bơi vào bờ.

Soạn bài phần Góc sáng tạo: Đố vui về cảnh đẹp

Câu 1: Chuẩn bị câu hỏi bí mật theo một trong ba cách:

a) Chép lại một câu đó đã học ở Bài 11.

b) Chọn sẵn một hình ảnh ở Bài 11.

c) Mang đến lớp ảnh (hoặc tranh) về một cảnh đẹp nổi tiếng ở địa phương.

Đố vui về cảnh đẹp

Gợi ý trả lời:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn về cảnh đẹp đã chọn.

Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh nơi đây rất đẹp. Những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình. Em yêu cảnh biển nơi đây, và cũng yêu đất nước Việt Nam của mình.

Câu 3: Hỏi đáp, đọc đoạn văn về cảnh đẹp đã chọn.

Gợi ý trả lời:

Em đọc đoạn văn về cảnh đẹp đã viết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Sự tích thành Cổ Loa (trang 14) Bài 11: Cảnh đẹp non sông – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục công dân lớp 6 trang 41 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *