Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Sơn Tinh – Thủy Tinh Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 24 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 9: Sơn Tinh – Thủy Tinh, sẽ cung cấp kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm.

Soạn bài Sơn Tinh - Thủy Tinh
Soạn bài Sơn Tinh – Thủy Tinh

Bạn đọc có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Sơn Tinh – Thủy Tinh

Câu 1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện, cách kể chuyện giữa truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ cùng tên của Nguyễn Nhược Pháp.

Hướng dẫn giải:

– Giống nhau:

  • Nội dung câu chuyện được kể (nhân vật, sự kiện)
  • Sử dụng yếu tố kì ảo, thể hiện phép thuật cao cường của Sơn Tinh, Thủy Tinh trong cuộc giao tranh quyết liệt, long trời lở đất.

– Khác nhau:

  • Tác giả và phương thức sáng tạo: truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là sáng tác dân gian, phương thức truyền miệng, mang tính tập thể; tác phẩm Nguyễn Nhược Pháp là sáng tác cá nhân, mang phong cách nhà thơ.
  • Thể loại: truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh kể bằng hình thức văn xuôi (truyền thuyết); tác phẩm Nguyễn Nhược Pháp kể chuyện bằng thơ
  • Mối quan hệ giữa hai tác phẩm: bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp dựa trên truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy tinh, có sáng tạo hơn.
Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Animal Race

Câu 2. Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh thể hiện cụ thể như thế nào? Theo em người kể chuyện có bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật nào không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?

Hướng dẫn giải:

– Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh thể hiện cụ thể: Sợn Tinh gồm phi bạch hổ; niệm chú đẩy đất vù lên cao; tay vẫy hùm, voi, báo,…; Thủy Tinh gồm cưỡi lưng rồng uy nghi, bắt quyết hô mưa gọi gió, giậm chân rung khắp làng gần quanh,…

– Theo em, người kể chuyện không bộc lộ thái độ thiên vị nhân vật nào, thể hiện sự công bằng.

Câu 3. Liệt kê những chi tiết miêu tả Mị Nương. Những chi tiết đó giúp em hình dung thế nào về nhân vật?

Hướng dẫn giải:

– Chi tiết miêu tả Mị Nương: con vua Hùng thứ mười Tám, xinh như tiên, tóc xanh, viền má hây hây đỏ, miệng bé thắm như san hô, tay trắng nõn, hai chân nhỏ, bao người mê nên làm thơ ca ngợi,…

– Những chi tiết đó giúp ta hình dung Mị Nương là người con gái xinh đẹp, nết na, rất đáng yêu.

Câu 4. Cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh được nhà thơ miêu tả bằng những chi tiết nào? Phân tích một chi tiết gây ấn tượng mạnh đối với em.

Hướng dẫn giải:

– Sơn Tinh:

Tham khảo thêm:   Biểu đồ miền: Dấu hiệu nhận biết và cách vẽ biểu đồ miền Cách vẽ biểu đồ miền

Choàng nghe sóng vỗ, reo như sấm,
Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.

Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.
Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.
Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm xông xáo,
Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng
Mây đen hăm hở bay mù mịt
Sấm ran, sét động nổ loè xanh.

– Thủy Tinh:

Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.

– Chi tiết ấn tượng cho thấy sự mạnh mẽ, oai phong của Sơn Tinh: “Sơn Tinh trông thấy càng dương oai”.

Câu 5. Tính chất kì ảo thể hiện như thế nào trong câu chuyện được kể bằng thơ? Cách miêu tả những yếu tố kì ảo có gì đặc sắc?

Hướng dẫn giải:

– Các chi tiết kì ảo: thần nước, thần núi muốn lấy người trần làm vợ, thần nào cũng có phép thần thông phi thường, đội quân của thủy Tinh là thủy tốc ghê gớm, đội quân Sơn Tinh là con vật dữ tợn chốn rừng xanh, hằng năm Thủy Tinh vẫn gây chiến Sơn Tinh

– Cách miêu tả những yếu tố kì ảo thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo; khả năng liên tưởng độc đáo, sáng tạo; khả năng liên tưởng tài tình, cách miêu tả hài hước vui nhộn,…

Tham khảo thêm:   Công nghệ lớp 4 Bài 1: Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống Giải Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức trang 6, 7, 8, 9, 10

Câu 6. Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật độc đáo

– Cách gieo vần nhịp linh hoạt, tự nhiên

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Sơn Tinh – Thủy Tinh Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 24 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *