Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên đã thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.
Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Ông đồ, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn bài Ông đồ – Mẫu 1
Soạn bài Ông đồ chi tiết
I. Tác giả
– Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê gốc Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội.
– Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới.
– Thơ của Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người, thiên về hoài cổ.
– Ngoài sáng tác, ông còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Nhớ Cao Bá Quát…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Ông đồ là những người dạy học chữ Nho thời xưa.
– Mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà.
– Nhưng từ khi chế độ thi cử của phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho không được coi trọng nữa, ngày tết không mấy ai chơi chữ, thì ông đồ bị thất thế.
– Tác giả đã sáng tác bài thơ để bày tỏ niềm xót thương, luyến tiếc với hình ảnh những ông đồ một thời, hay cũng chính là những nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một.
2. Thể thơ
Bài thơ Ông đồ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ).
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến: “Như phượng múa, rồng bay”. Hình ảnh ông đồ trong quá khứ.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Mực đọng trong nghiên sầu”. Hình ảnh ông đồ trong hiện tại.
- Phần 3. Còn lại. Nỗi xót xa của nhà thơ trước hoàn cảnh của ông đồ.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình ảnh ông đồ trong quá khứ
– Hình ảnh ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ.
– Ông đồ viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”.
=> Một thời quá khứ vàng son.
2. Hình ảnh ông đồ trong hiện tại
– Hoàn cảnh: mỗi năm, mỗi vắng có nghĩa theo thời gian con người dần lãng quên.
– Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” bộc lộ tâm trạng buồn bã, nuối tiếc.
– Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu”: nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến.
– Hình ảnh “lá vàng rơi trên giấy”, “ngoài đường mưa bụi bay”: gợi sự cô đơn, lạnh lẽo.
3. Nỗi xót xa của nhà thơ trước hoàn cảnh của ông đồ
– Thời gian: “Năm nay đào lại nở” cho thấy một mùa xuân nữa lại về, sự lặp lại tuần hoàn của thời gian.
– Hình ảnh “không thấy”: phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng.
– Câu hỏi tu từ cuối bài “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”: giống như một lời than trách cho số phận.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, giọng thơ giàu cảm xúc, sử dụng biện pháp tu từ độc đáo…
Soạn bài Ông đồ ngắn gọn
Câu 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
– Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ Nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu:
- Không gian: trên phố đông người qua lại.
- Thời gian: Khi Tết đến, mùa xuân về.
- Dáng vẻ của ông đồ: ngồi viết câu đối, giống như một người nghệ sĩ.
- Thái độ của người xung quanh: chen chúc xin chữ, tấm tắc khen ngợi tài năng.
– Hình ảnh ông đồ ở khổ 3 và 4:
- Không gian: vắng vẻ, không có người qua lại.
- Thời gian: cũng là khi Tết đến xuân về.
- Dáng vẻ ông đồ: ngồi viết câu đối nhưng.
- Thái độ của mọi người: thờ ơ, không ai nhận ra ông đồ.
=> Tình cảnh của ông đồ: Ông đồ và thú vui chơi chữ đang dần bị lãng quên và đang bị vùi lấp bởi những giá trị khác.
Câu 2. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua hai bài thơ như thế nào?
Tâm tư của nhà thơ đó là nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3. Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…)
– Cách dựng cảnh tương phản: Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.
– Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày giáp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.
– Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc.
Câu 4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
– Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
– Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Gợi ý:
Những câu thơ tả cảnh ngụ tình:
- Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa “giấy đỏ buồn” – “mực đọng trong nghiên sầu”: ngay cả những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn.
- Thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng “lá vàng rơi trên giấy”, “ngoài đường mưa bụi bay”: gợi sự cô đơn, lạnh lẽo.
=> Từ đó, người đọc thấy được nỗi cô đơn, buồn bã của con người.
Soạn bài Ông đồ – Mẫu 2
Câu 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
– Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết hiện lên thật đẹp đẽ, tươi vui:
- Không gian: trên phố đông người qua lại.
- Thời gian: Khi Tết đến, mùa xuân về.
- Dáng vẻ của ông đồ: ngồi viết câu đối, giống như một người nghệ sĩ.
- Thái độ của người xung quanh: chen chúc xin chữ, tấm tắc khen ngợi tài năng.
– Đến khổ 3, 4 thì hình ảnh ông đồ lại hiện lên với vẻ buồn bã, cô đơn:
- Không gian: vắng vẻ, không có người qua lại.
- Thời gian: cũng là khi Tết đến xuân về.
- Dáng vẻ ông đồ: ngồi viết câu đối nhưng “không còn người thuê viết”
- Thái độ của mọi người: thờ ơ, không ai nhận ra ông đồ.
– Tình cảnh của ông đồ: Đang dần bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.
Câu 2. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
Tâm tư của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ: Niềm thương tiếc, xót xa của tác giả đối trước sự lãng quên với ông đồ, sự mai một các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3. Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…)
Bài thơ hay ở những điểm:
- Dựng cảnh tương phản: Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày giáp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.
- Thể thơ năm chữ
- Ngôn ngữ giản dị
- Hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc.
Câu 4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
– Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
– Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Gợi ý:
Những câu thơ trên không chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa các sự vật “giấy, mực” – vốn vô tri, vô giác nay cũng có cảm xúc, biết buồn rầu. Hình ảnh thiên nhiên “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” gợi ra sự lạnh lẽo, cô đơn. Cảnh vật cũng mang theo nỗi buồn của con người. Những câu thơ đã làm cho bài thơ tạo được cho người đọc ấn tượng và ám ảnh sâu sắc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ông đồ Soạn văn 8 tập 2 bài 18 (trang 9) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.