Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 107 sách Cánh Diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, các thầy cô giáo thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Wikihoc.com xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6:  Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I, thuộc sách Cánh Diều.

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

I. Nội dung ôn tập

1. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Thống kê tên các thể loại kiểu văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6 tập 1.

  • Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm
  • Thơ: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ.
  • Kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, Thời thơ ấu của Hon-đa
  • Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Giọng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
  • Văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập”, Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất.

Câu 2. Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập một:

(1) Văn bản văn học:

– Thánh Gióng: Thánh Gióng là biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng có sức mạnh phi thường cứu nước cứu dân.

– Thạch Sanh: Qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

– Sự tích Hồ Gươm: Ca ngợi cuộc đề cao vai trò của Lê Lợi – vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược, thể hiện ước mơ về một cuộc sống hòa bình ấm no. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).

Tham khảo thêm:   Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 18

– À ơi tay mẹ: Thể hiện tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con.

– Về thăm mẹ: Nỗi nhớ, tình yêu dành cho người mẹ.

– Trong lòng mẹ: Khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

– Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười.

– Thời thơ ấu của Hon-đa: Kể về thời thơ ấu và niềm đam mê máy móc của Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, tô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản.

(2) Văn bản nghị luận:

– Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ: Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.

– Vẻ đẹp của bài ca dao: Phân tích vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng…”.

– Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Nội dung và ý nghĩa của truyện Thánh gióng.

(3) Văn bản thông tin:

– Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập: Quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: Trình bày diễn biến trận Điện Biên Phủ.

– Giờ Trái Đất: Sự ra đời của và phát triển của hoạt động Giờ Trái Đất.

Câu 3. Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ lục bát và kí (hồi kí, du kí)?

  • Tìm hiểu về tác giả, đặc điểm thể loại.
  • Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…

Câu 4. Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập 1, có những nội dung nào gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em? Hãy nêu lên một văn bản và làm sáng tỏ điều đó.

  • Nội dung gần gũi: vấn đề môi trường.
  • Văn bản: Giờ Trái Đất.

2. Viết

Câu 5. Thống kê tên các kiểu văn bản cần luyện viết các kiểu văn bản đó trong sách Ngữ văn 6 tập 1 theo một mẫu sau:

– Văn bản tự sự:

  • Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
  • Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.
  • Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
Tham khảo thêm:   Giấy đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Mẫu đơn xin cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

– Văn bản biểu cảm:Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

– Văn bản nghị luận: Trình bày ý kiến về một vấn đề…

– Văn bản thông tin: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Câu 6. Nêu các bước tiến hành viết một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước.

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

– Đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài.

– Thu thập và lựa chọn thông tin về vấn đề sẽ viết.

– Chọn phương thức trình bày văn bản.

Bước 2: Tìm và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi.

– Lập dàn bài bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp theo bố cục ba phần.

Bước 3: Viết

Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu lại với yêu cầu và dàn ý để phát hiện ra lỗi và biết cách sửa lỗi đó.

Câu 7. Nêu tác dụng của việc làm thơ lục bát và tập viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân.

  • Tác dụng của việc làm thơ lục bát: Hiểu rõ hơn về thể thơ lục bát, nắm được quy tắc gieo vần, ngắt nhịp…, rèn luyện vốn từ.
  • Tác dụng của tập viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân: rèn luyện cách viết bài văn tự sự, rèn luyện vốn từ…

3. Nói và nghe

Câu 8. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?

– Nội dung chính:

  • Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề quan tâm (sự kiện lịch sử hoặc vấn đề trong cuộc sống)
Tham khảo thêm:   Đáp án thi Phụ nữ thủ đô với văn hóa giao thông năm 2021 Cuộc thi trực tuyến "Phụ nữ thủ đô với văn hóa giao thông" năm 2021

– Các nội dung nói liên quan mật thiết đến nội dung viết.

4. Tiếng Việt

Câu 9. Liệt kê các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6 tập 1 theo bảng sau:

  • Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
  • Bài 2: Các biện pháp tu từ (ẩn dụ)
  • Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
  • Bài 4: Thành ngữ, dấu chấm phẩy
  • Bài 5: Mở rộng vị ngữ

II. Tự đánh giá cuối học kì I

1. Đọc hiểu

a.

1. D

2. D

3. B

4. C

5. B

6. C

b.

1. A

2. D

3. A

10. Ba thông tin quan trọng là:

  • Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.
  • Ngày 23 – 1 – 1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).
  • Ngày 27 – 1 – 1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên. Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.

2. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang).

  • Đề 1. Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.
  • Đề 2. Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Gợi ý:

– Đề 1:

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ.
  • Hình ảnh người mẹ/người bố được khắc họa như thế nào?
  • Cảm xúc khi đọc bài văn, bài thơ đó.

– Đề 2:

  • Ý kiến của bản thân: thích/không thích
  • Nguyên nhân: Lí giải nguyên nhân theo ý kiến chủ quan. Nêu dẫn chứng để chứng minh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 107 sách Cánh Diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *