Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập trang 140 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 140 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp học sinh ôn tập lại kiến thức, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Ôn tập trang 140.

Soạn bài Ôn tập trang 140
Soạn bài Ôn tập trang 140

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Ôn tập trang 140

Câu 1. Đọc lại các văn bản kịch đã học và điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

Văn bản

Cốt truyện

Xung đột

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn, nhưng ông không nghe vì không tin là mình có tội, bị căm ghét thù oán. Khi hiểu ra sự thật thì đã muộn, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô đành chấp nhận ra pháp trường.

Vũ Như Tô – Đan Thiềm

Quân khởi loạn, dân chúng – triều đình Lê Tương Dực và Vũ Như Tô

Quân khởi loạn – Triều đình Lê Tương Dực

Sống hay không sống – đó là vấn đề

Cho rằng cái chết của vua cha là đáng ngờ, Hăm-lét một mặt băn khoăn lựa chọn giữa “sống” hay “không sống”, mặt khác giả điên và lên kế hoạch điều tra sự thật, phía vua Clô-đi-út cũng nghi ngờ Hăm-lét và tìm cách đối phó chàng.

Hăm-lét – Clô-đi-út, hoàng hậu và bọn tay sai.

Hăm-lét – Ô-phê-li-a

Sống hay không sống trong nội tâm Hăm-lét

Âm mưu và tình yêu

Cho rằng tình yêu của Luy-dơ và Phéc-đi-năng sẽ có kết cục bất hạnh, nhạc công Mi-le khuyên Luy-dơ từ bỏ tình yêu, nhưng nàng không nghe lời cha. Tể tướng Van-te, cha của Phéc-đi-năng không chấp nhận tình yêu của con trai, tìm cách ngăn cản.

Âm mưu – Tình yêu

Luy-dơ – Mi-le

Luy dơ, ông bà Mi-le – Tể tướng Phôn Van-te

Phéc-đi-năng – Phôn Van-te

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Đại số lớp 8 Đề kiểm tra 45 phút môn Đại số lớp 8

Câu 2. Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động, lời thoại tiêu biểu; từ đó khái quát tính cách của các nhân vật:

Nhân vật chính

Hành động, lời thoại và tính cách

Hành động, lời thoại

Tính cách

Vũ Như Tô

Hành động:

Tin vào sự quang minh chính đại trong việc làm của mình, nghi ngờ lời khuyên của Đan Thiềm, vẫn nuôi hy vọng xây đài.

Khi hiểu ra sự thật, tuyệt vọng và chấp nhận cái chết.

Lời thoại: “- Họ tìm tôi, nhưng có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán, gây thù gì với ai?”.

Khát vọng sáng tạo nghệ thuật đến mê muội, ảo tưởng.

Nhân cách cứng cỏi, sống tình nghĩa.

Hăm-lét

Hành động:

Đấu tranh nội tâm (sống hay không sống)

Giả điên, chấp nhận sự hiểu lầm của người yêu để tìm ra sự thật

Lời thoại: “Sống hay không sống – đó là vấn đề”

Can đảm đối mặt với bản thân và nghịch cảnh.

Coi trọng lương tri và sự thật.

Phéc-đi-năng

Hành động:

Bảo vệ Luy-dơ đến cùng

Dùng hành động quyết liệt để chống trả lại Tể tướng Phôn Vôn-te dù người đó là cha mình

Lời thoại: “Cha vẫn cương quyết không chuyển chẳng?” hoặc “Xin chúa cao cả chứng giám cho tôi…”

Trân trọng, tin tưởng người yêu

Trong danh dự, công bằng

Can đảm, mạnh mẽ chống trả cường quyền…

Câu 3. Qua các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống – đó là vấn đề, Âm mưu và tình yêu, hãy làm rõ hiệu ứng thanh lọc của bi kịch.

Tham khảo thêm:   Luật viên chức Luật số 58/2010/QH12

– Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch được thực hiện qua những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn của tác giả.

– Cả 3 văn bản đều đem đến cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ: thương xót, lo ngại trước tình cảnh của các nhân vật.

– Sâu xa hơn, các vở kịch trên đã khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời, đau đớn trước sự hủy diệt những giá trị đó. Từ đây, khán giả có thể giải tỏa sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình hay có thêm động lực phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

Câu 4. Khi sử dụng ngôn ngữ viết, chúng ta cần lưu ý những gì?

  • Sử dụng từ ngữ chọn lọc, hiệu quả
  • Tránh sử dụng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương
  • Sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng tổ chức mạch lạc, chặt chẽ
  • Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ đồ,…

Câu 5. Cần lưu ý những điều gì khi viết văn bản nghị luận giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc bộ phim?

  • Nội dung: Nêu và nhận xét được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của kịch bản văn học hoặc bộ phim.
  • Hình thức: Bố cục 3 phần chặt chẽ, trình bày rõ ràng,…

Câu 6. Theo bạn, lẽ sống có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của mỗi người?

Tham khảo thêm:   Nghị định 38/2018/NĐ-CP Hỗ trợ 5 năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Lẽ sống có ý nghĩa quan trọng với cuộc đời mỗi người. Nó giống như ngọn hải đăng chỉ đường cho con người. Con người cần có lẽ sống để xác định mục đích, cố gắng phấn đấu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập trang 140 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 140 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *